Phong tục, tập quán: Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ năm 1689 đã có mặt các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer cộng cư Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 43 - 44)

1689 đã có mặt các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer cộng cư. Từ giữa thế kỷ XX thì có thêm một bộ phận của cộng đồng người Chăm Islam di cư từ Châu Đốc lên sinh sống, lập nghiệp. Đến nay, với tư cách là một đô thị lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ đại diện của 54 thành phần dân tộc. Thậm chí hiện nay có cả các cộng đồng người nước ngoài sinh sống như: người Hàn Quốc, người Nhật Bản… Bối cảnh đa tộc người này của Thành phố khiến cho bức tranh văn hóa nơi đây trở nên vô cùng đa dạng và phong phú, song cũng không kém phần phức tạp. Tính giao thoa hội tụ của những con người cần cù vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Thành phố Hồ Chí Minh thành một phức thể văn hóa thông qua phong tục tập quán, cách thức ăn uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới hỏi, tôn giáo tín ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa trọng nhân tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người Thành phố. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người và giữa các nền văn hóa là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đền sự phát triển văn hóa của một tộc người, một quốc gia, một khu vực. Không ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam có bức tranh giao lưu văn hóa đa dạng và phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua các dạng thức như: ăn, mặc, ở, đi lại, ứng xử với chính bản thân mình, ứng xử giữa người và người trong môi trường xã hội, tín ngưỡng, thờ cúng, giải trí.

Với một thành phố lớn hội tụ đủ con người khắp mọi miền Tổ quốc về sinh sống làm ăn sẽ tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng phức hợp nó cũng ảnh

hưởng phần nào về hạnh phúc gia đình của mỗi người. Bởi khi hai người quyết định đi tới hôn nhân nhưng vì văn hóa phong tục tập quán khác nhau của mỗi vùng miền và người trong cuộc lại không thích ứng được sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn nhất định trong tình cảm vợ chồng từ đó xảy ra những xích mích không kiểm soát được thì những hành vi như bạo lực gia đình sẽ đến một cách dễ dàng. Khi ấy, tình cảm vợ chồng, mọi thành viên trong gia đình cũng trở nên có khoảng cách và khó gắn kết hòa hợp như trước.

Mặt khác, sự hội nhập kinh tế và giao thoa văn hóa giữa các vùng miền và với thế giới diễn ra mạnh mẽ đã phần nào tác động đến hạnh phúc của mỗi gia đình. Bởi những thay đổi trong giá trị đạo đức cũ đi cùng với những giá trị đạo đức mới được “du nhập” thì những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp trước đây của dân tộc đã bị đảo lộn. Chẳng hạn hiện nay với những giá trị văn hóa đạo đức cốt lõi như con cháu phải phụng dưỡng ông bà, cha mẹ… trong gia đình phải kính trên nhường dưới, vợ chồng phải son sắt thủy chung một vợ một chồng… tất cả những giá trị tốt đẹp này đã dần bị đảo lộn trước những tác động của nền kinh tế thị trường, những thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và giá trị truyền thống trong từng gia đình nói riêng ít nhiều đều bị biến động và thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)