Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 29 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Sử dụng công chức cấp xã

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức cấp xã

Sử dụng con người là quá trình khai thác tiềm năng, sở trường của họ để phục vụ cho một mục đích nào đó. Vì con người là yếu tố tổng hòa của xã hội, là thực thể có ý thức cho nên sử dụng con người chịu nhiều yếu tố tác động. Những yếu tố tích cực sẽ giúp hiệu quả sử dụng đạt như mong muốn của chủ thể sử dụng, ngược lại những yếu tố tiêu cực sẽ làm cho hiệu quả sử dụng không cao, gây lãng phí nguồn lực và hơn nữa là không đạt được mục đích thực hiện công việc của chủ thể sử dụng.

Sử dụng công chức cấp xã bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Tư duy, nhận thức, tầm nhìn của lãnh đạo cơ quan sử dụng công chức Cơ quan sử dụng công chức cấp xã theo Nghị định 112/2011/NĐ-CP là Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, chuyển đổi vị trí công tác, sắp xếp, bố trí, phân công công tác nhưng Ủy ban

nhân dân cấp huyện trước khi ra các quyết định liên quan đến sử dụng công chức cấp xã đều dựa vào những kiến nghị, nhu cầu, yêu cầu của cấp xã. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải có tư duy, nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của sử dụng công chức trong việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương, cùng với tầm nhìn và khả năng phán đoán chiều hướng phát triển của công chức để phân công, bố trí công tác hợp lý.

Kinh nghiệm cho thấy ở những nơi lãnh đạo có tư duy thụ động, thiếu quan tâm đến công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng công chức cấp xã thì ở những nơi đó sẽ tồn tại tình trạng công chức làm việc không đúng chuyên môn, không đúng sở trường, công chức không hài lòng với công việc hiện tại, động lực làm việc không cao, khả năng nắm bắt tư tưởng kém dẫn đến hiệu suất làm việc của công chức thấp.

Ngoài ra, đối với những lãnh đạo có tư tưởng cục bộ rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng quyền mà phân công, bố trí, sử dụng công chức không phù hợp. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, công việc yêu cầu công chức và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của công chức, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người dạy: "Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng đúng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được". Người chỉ ra ba khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là "ba ham": Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài; ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực, ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình.

- Hệ thống các quy định của pháp luật

Hệ thống các quy định của pháp luật tạo nên những cơ chế, chính sách cho việc lựa chọn, bố trí sử dụng công chức cấp xã. Việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình. Mỗi chủ thể, trong phạm vi thẩm quyền sẽ ban hành những quy định hướng dẫn giúp cho sử dụng công chức đạt hiệu quả cao, phát huy được năng lực sở trường của từng công chức. Sử dụng công chức cấp xã nếu thiếu quy định, thiếu cơ chế thì một là không dám làm, hai là có làm cũng không được.

Hiện nay, chính sách sử dụng công chức cấp xã còn chưa phù hợp. Khi đã được nhận vào làm việc thì xem như được bảo đảm việc làm suốt đời, công chức cấp xã bị sa thải do năng lực có yếu kém thường rất ít, trừ trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và bản thân công chức đó không muốn làm. Việc phân công, bố trí công việc chưa khoa học, chưa đúng người, đúng việc. Nhiều người phải làm trái ngành, trái nghề, không phù hợp với chuyên môn được đào tạo và sở trường.

Bên cạnh đó, chính sách tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã còn thiếu. Chúng ta đều biết khi những động lực cơ bản để làm việc bị triệt tiêu thì hiệu quả sử dụng công chức và hiệu quả công việc do công chức mang lại là rất thấp. Đó là vấn đề mà các cơ quan nhà nước khi sử dụng cán bộ cần phải có cách nhìn nhận thật nghiêm túc để đổi mới kịp thời. Tiền lương công chức cấp xã hiện nay còn thấp không đủ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Việc nâng lương chưa dựa trên tiêu chí năng lực và hiệu quả công việc. Cơ chế "sống lâu lên lão làng" còn khá phổ biến. Thước đo để nâng lương, xét bổ nhiệm chủ yếu căn cứ vào thời gian làm việc trong tổ chức...Những hạn chế đó làm cho công chức cấp xã chưa thật sự "toàn tâm, toàn ý" cho công việc. Người có năng lực thì tham việc, chạy chân trong, chân ngoài, hoặc khi có đủ điều kiện họ sẽ chuyển ngành hoặc nghỉ việc để có được mức thu nhập tương xứng hơn.

- Lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã

Quy hoạch cán bộ, công chức là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ, công chức trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Theo đó, dựa trên cơ sở quy hoạch, cơ quan sử dụng cán bộ, công chức có các kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức như: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch luân chuyển, kế hoạch đánh giá....nhằm thực hiện một cách hệ thống và khoa học các biện pháp giúp cán bộ, công chức phát huy sở trường, khẳng định năng lực bản thân.

Quy hoạch công chức cấp xã bao gồm hai loại. Thứ nhất quy hoạch công chức cấp xã giúp chính quyền cấp xã có thể dự liệu được số lượng và tiêu chuẩn công chức trong tương lai. Thứ hai, quy hoạch công chức cấp xã là việc lựa chọn công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch các chức danh cán bộchủ chốt cấp xã.

Kế hoạch sử dụng công chức cấp xã bao gồm kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch đánh giá công chức, kế hoạch bố trí, phân công công tác....dùng để hiện thức hóa quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã và giúp cơ quan sử dụng công chức cấp xã định hướng được những hoạt động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ công chức cấp xã.

Sử dụng công chức phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch để giúp cho công tác cán bộ đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, sử dụng công chức cấp xã dựa vào quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã để có phương án bố trí, phân công công tác, điều động, chuyển đổi công tác cho công chức cấp xã một cách phù hợp, góp phần tăng động lực làm việc, ý chí phấn đấu vươn lên cho công chức.

Để sử dụng công chức cấp xã đạt yêu cầu thì quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã phải được xây dựng khoa học, làm cơ sở cho việc bố trí đúng người, đúng việc, kịp thời. Từ đó, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu sử dụng công chức cấp xã là tạo điều kiện thuận lợi cho công chức cấp xã bộc lộ và phát huy hết khả năng, sở trường trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đạt hiệu quả công việc cao nhất có thể.

- Công tác tuyển dụng công chức cấp xã

Tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định 112/2011/NĐ- CP được thực hiện theo 2 hình thức: thi tuyển và xét tuyển.

Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội thì tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển (hoặc xét tuyển đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định. Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.

Để sử dụng công chức cấp xã có hiệu quả, công tác tuyển dụng phải xác định được tiêu chuẩn chức danh phù hợp với vị trí cần tuyển dụng, tránh trường hợp sau này người trúng tuyển không có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh cần tuyển dụng nhưng do không có người nên đành bố trí để "cho có người làm". Nội dung thi tuyển cần sát với yêu cầu của vị trí việc làm, để tìm ra người có năng lực thật sự. Bên cạnh có công tác tổ chức thi tuyển cũng phải nghiêm túc,

chặt chẽ khách quan, đảm bảo lựa chọn công tâm, tìm ra người có nền tảng kiến thức tốt để thực hiện công việc.

Công tác tuyển dụng không khoa học, khách quan sẽ ảnh hưởng đến sử dụng rất lớn, vì một khi tổ chức sở hữu lực lượng lao động không đảm bảo yêu cầu thực tế công việc thì sử dụng lao động trong tổ chức là một bài toán khó. Người sử dụng lao động lúc này phải có kỹ năng, nghệ thuật và cả "cái tâm, cái tầm" cao để trả lời các câu hỏi sử dụng thế nào cho hợp lý? Bố trí, phân công thế nào cho lao động phát huy được tốt sở trường? Cần đào tạo, bồi dưỡng những vấn đề gì phục vụ cho các phương án sử dụng lao động?

Trong khi đó, sử dụng công chức cấp xã bên cạnh việc phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan sử dụng và cơ quan quản lý còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Cho nên, việc thực hiện các phương án bố trí, phân công công tác không thể thực hiện một cách cơ động, nhanh gọn như khu vực tư nhân mà phải đảm bảo yêu cầu và quy trình do pháp luật quy định. Nếu khâu tuyển dụng công chức cấp xã không lựa chọn được những nhân sự có nền tảng chuyên môn đạt yêu cầu thì việc thực hiện các phương án sử dụng công chức hợp lý theo chuyên môn đào tạo và năng lực thực tế sẽ mất một khoảng thời gian. Sự chậm trễ này gây ra một sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn.

- Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thích hợp để người được đào tạo có thể đảm nhận được một công việc nhất định; bồi dưỡng là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên

chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Như vậy, cán bộ tốt, cán bộ giỏi không phải là từ trên trời rơi xuống mà do công tác huấn luyện mà ra. Không huấn luyện cán bộ, huấn luyện cán bộ không đúng cách, không vận dụng kiến thức được huấn luyện vào thực tiễn công tác thì cũng xem như đang sở hữu "cán bộ kém", muôn việc sẽ gặp thất bại.

Công chức cấp xã là một nghề, nên đòi hỏi phải có nghiệp vụ riêng. Vì vậy, một người muốn trở thành công chức cấp xã phải được đào tạo nghề.

Công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, phải tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân. Do đó, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, cần đặc biệt làm tốt công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức cấp xã.

Ngoài ra, quy định cụ thể chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức; đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn các chức danh công chức, tiêu chuẩn của ngạch công chức. Hằng năm, công chức cấp xã phải tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí và chức danh công tác của mình.

Như vậy, xuất phát từ vai trò của đào tạo, bồi dưỡng, đặc trưng nghề nghiệp của công chức cấp xã và theo quy định của pháp luật thì đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã, cơ quan sử dụng công chức cấp xã và của chính bản thân công chức cấp xã.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức cấp xã phải xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong đào tạo, bồi dưỡng.

Trong sử dụng công chức cấp xã, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã cần kết hợp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp xã với nhu cầu thực sự của cá nhân công chức, bảo đảm công chức khi bố trí vào vị trí công tác phải được đào tạo kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn theo chuẩn; đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đó là nguồn công chức trong quy hoạch trước mắt và lâu dài.

- Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã

Công chức cấp xã được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với vị trí việc làm, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; được nâng lương thường xuyên theo quy định; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định. Bên cạnh tiền lương, công chức cấp xã còn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Công chức cấp xã có thành tích xuất sắc được xét nâng bậc lương trước thời hạn quy định;

Các chính sách đối với đội ngũ công chức cấp xã như: chính sách thu hút,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)