Giải pháp 2: Thực hiện điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 85 - 86)

với công chức cấp xã một cách hợp lý

Mục đích của điều động công chức cấp xã là giúp giải quyết vấn đề nhân sự và nâng cao năng lực cho công chức. Trong khi đó, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật là nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Như vậy, hai hoạt động này khác nhau về bản chất nhưng cùng hình thức biểu hiện là chuyển đổi công tác của công chức từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ địa bàn này sang địa bàn khác.

Việc chuyển đổi công tác của công chức có nhiều ưu điểm nhưng cũng nhiều hạn chế. Công chức chuyển đổi công tác ở địa bàn mới có thể nắm bắt được nhiều kinh nghiệm, sự khởi đầu ở môi trường mới có thể giúp công chức có nguồn cảm hứng mới cho công việc. Bên cạnh ưu điểm, chuyển đổi vị trí công tác sẽ làm "chậm" tiến độ thực hiện công việc, công chức môi trường mới mất thời gian để hòa nhập, các công hiến ở đơn vị cũ không được bảo lưu, những khó khăn về di chuyển và điều kiện công tác xa nhà với mức lương khá khiêm tốn của công chức cấp xã. Những hạn chế trên làm cho công chức mất động lực phấn đấu, từ đó dẫn đến năng suất làm việc không cao.

Sử dụng công chức cấp xã cần linh hoạt trong điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, không nên quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định sẽ dẫn đến tình trạng bị động về nhân sự của chính quyền cấp xã và tâm lý chán nản của công chức.

Để thực hiện điều động và định kỳ chuyển đổi công tác hợp lý:

(1) Cơ quan quản lý (Ủy ban nhân dân huyện) cần ban hành kế hoạch điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác một cách cụ thể và thực hiện có lộ trình nhằm chuẩn bị về mặt tư tưởng cho chính quyền cấp xã và công chức. Kế hoạch phải được xây dựng trong thời gian 05 năm (theo quy định của pháp luật về chu kỳ định kỳ chuyển đổi vị trí công tác). Dựa trên kế hoạch chính quyền cấp xã sẽ chủ động sắp xếp nhân sự để công việc không "bị động"; công chức cấp xã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi, không quá hụt hẫng và nảy sinh tâm lý chán nản.

(2) Cần cho cơ chế "mở" đối với các trường hợp chuyển đổi vị trí công tác. Đối với công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ thì có thể xem xét không thực hiện chuyển đổi. Như vậy có thể tạo động lực phấn đấu làm việc và rèn luyện phẩm chất đạo đức của công chức.

(3) Các phương án điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cần lưu ý đến điều kiện, hoàn cảnh của công chức nhưng cũng phải đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)