Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm sử dụng công chức cấp xã của một số địa phƣơng

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Huyện Hoà Vang là một huyện nông nghiệp nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng). Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi (năm 2014). Dân số 124.844 người, mật độ dân số 172 người/km2, trên địa bàn huyện có 03 thôn với gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu (thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) và 01 thôn người Hoa sinh sống (thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh).Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%,. Dịch vụ phát triển khá về quy mô, đa dang về loại hình, tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm, các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đưa vào khai thác hiệu quả Nổi tiếng như: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nước nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,24 triệu đồng/người/năm (năm 2015).

Tương đồng với huyện Dương Minh Châu về đặc điểm đều là địa phương có truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, là huyện nông nghiệp nhưng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Điểm nổi bật của huyện Hòa Vang về sử dụng công chức cấp xã được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch, tạo nguồn công chức. Năm 2008, để thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Kết luận số 89 - TB/TU mở lớp "tạo nguồn cán bộ cho chức

danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn Đà Nẵng" (gọi tắt là Đề án 89). Ngoài các học viên của Đề án 89 được bố trí giữ chức danh cán bộ, quản lý ở cấp xã, các học viên còn lại cũng được bố trí giữ các chức danh chuyên môn cấp xã (công chức cấp xã). Ưu thế của các ứng cử viên công chức thuộc đề án này là nguồn tuyển dụng phong phú, có tâm huyết với chính quyền cấp xã, được đào tạo bài bản, toàn diện. Bên cạnh nguồn từ Đề án 89, huyện Hòa Vang cũng thực hiện tuyển dụng trực tiếp để chọn lựa từ nguồn nhân lực xã hội những người có khả năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng xã trên địa bàn. Yêu cầu đối tượng dự tuyển phải tốt nghiệp đại học, sau đại học chính quy công lập. Hình thức là các cơ quan, đơn vị thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cử cán bộ đến tận nhà dân có con em tốt nghiệp đại học để tuyên truyền về chủ trương cũng như tiêu chuẩn tuyển chọn, không phân biệt địa phương, vùng miền, ai đáp ứng đủ những điều kiện nêu trong đề án và có nguyện vọng về Hòa Vang công tác đều được tiếp nhận.

Thứ hai, về đánh giá công chức. Công chức cấp xã ở Hòa Vang được chấm điểm qua mạng theo quy định chung của thành phố Đà Nẵng, nội dung đánh giá là mức độ thực hiện công việc, nội quy cơ quan và thái độ, trách nhiệm đối với tổ chức, đồng nghiệp và công dân. Phương pháp đánh giá được sử dụng là phương pháp đánh giá theo mục tiêu, kết quả đầu ra và đánh giá 360 độ cho từng vị trí, chức danh (công chức tự đánh giá, nhận sự đánh giá từ đồng nghiệp, người lãnh đạo trực tiếp và của cấp trên). Nếu đạt từ 85 điểm trở lên là công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ 80 đến 85 điểm là hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực ở thang điểm từ 70 đến 80. Dưới 70 điểm, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả cuối cùng do chủ tịch UBND xã xem xét quyết định và thông báo đến công chức. Số điểm của công chức là cơ sở để thực hiện nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, thôi việc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)