Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 64 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá về sử dụng công chức cấp xã huyện Dƣơng Minh Châu

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ năm 2013 đến năm 2017, sử dụng công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở một số mặt nội dung như sau:

Thứ nhất, sử dụng công chức cấp xã được lãnh đạo huyện và các xã rất quan tâm, xem đây là công tác trọng yếu cần phải làm tốt để có thể khai thác được tối đa nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở. Quan điểm chỉ đạo được thể hiện trong các Nghị quyết của các cấp ủy, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện nhất quán và đồng bộ các nội dung liên quan đến sử dụng công chức cấp xã.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện tốt triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh liên quan đến sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Phòng Nội vụ cũng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành nhiều văn bản pháp luật để hướng dẫn cấp xã thực hiện các nội dung như: xác định nhu cầu sử dụng công chức, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, các chế độ chính sách và quy trình đánh giá, phân loại công chức... Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện tốt các nội dung kiểm tra, thanh tra, kịp thời đôn đốc các đơn vị cơ sở chấp hành tốt các nội dung sử dụng công chức đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho công chức phát triển. Qua kết quả khảo sát thực tế, đa số lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn huyện đều cho rằng mặc dù chưa thực hiện phân cấp quyền trong điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã, nhưng khi Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã điều tham khảo ý kiến của cấp xã. Đây có thể nói là điểm nổi bật trong công tác quản lý, sử dụng công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu, cách làm này phần nào giúp khắc phục được những vướng mắc của cơ chế pháp luật hiện nay, giúp cho quản lý công chức cấp xã gắn với nhu cầu sử dụng công chức cấp xã hơn.

Thứ ba, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu đa phần đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội

vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Bước đầu bố trí các chức danh công chức phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng công chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, chuyển đổi đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao. Qua kết quả khảo sát thực tế, đa số công chức đều cho rằng công việc được giao phù hợp với sở trường, năng lực công tác và hài lòng với công việc hiện tại.

Thứ tƣ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nhận thức rõ trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, triển khai quán triệt những văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đến từng công chức biết thực hiện và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra đúng theo quy định.Điều động, chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện đảm bảo khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ. Quy trình thực hiện bao gồm: xây dựng kế hoạch, vận động, thuyết phục công chức và tổ chức thực hiện. Việc thực hiện tốt quy trình đã làm cho công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ vừa đáp ứng tâm tư nguyện vọng của công chức. Đa số công chức đồng ý chuyển đổi vị trí công tác và nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, từ đó xác định được về mặt tâm lý và cách thức để khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan mới.

Thứ năm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung trong đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng được xây dựng có thể nói là đầy đủ, từ kế hoạch chiến lược các giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 đến các loại kế hoạch hàng năm. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình theo từng chức danh, chú trọng cả đào tạo lý

luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo công chức trong diện quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, từng bước đáp ứng được yêu cầu trước khi đề bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Việc rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về trình độ, năng lực được thực hiện thường xuyên thông qua phần mềm quản lý cán bộ, công chức. Qua việc rà soát, Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cho công chức đồng thời khuyến khích công chứctự học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí chức danh.

Thứ sáu, kể từ khi các văn bản của Trung ương quy định về số lượng, chế độ và chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được cải cách từ hưởng sinh hoạt phí đến xếp lương ngạch, bậc theo trình độ đào tạo, hưởng phụ cấp chức vụ, công vụ, được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế… thì chế độ, chính sách công chức cấp xã, ngày càng được quan tâm hơn. Chế độ tiền lương và các loại phụ cấp khác được nâng dần lên theo từng thời gian, đời sống công chức cấp xã có bước cải tiến so với trước. Đội ngũ công chức cấp xã được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, được đảm bảo các điều kiện để làm việc để có thể phát huy tốt nhất năng lực, sở trường trong công tác. Chính vì vậy, đội ngũ công chức cấp xã ngày càng phấn khởi, an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một số đã trưởng thành, được bổ nhiệm giữ các vị trí chức danh cán bộ chủ chốt hoặc đã chuyển lên công chức cấp huyện.

Thứ bảy, bên cạnh chế độ, chính sách cho công chức cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiệncác quy định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Đây là cơ sở để Ủy ban nhân dân huyện đánh giá công chức cấp xã về năng lực thực thi công vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật một cách công khai, công bằng. Kết quả đánh giá, phân loại công

chức được xử lý thống nhất theo quy định không có trường hợp nể nang, tình cảm, cục bộ địa phương. Theo đó, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Dương Minh Châu không ngừng được củng cố, những cống hiến của họ đã góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có chuyển biến và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)