Kinh nghiệm của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm sử dụng công chức cấp xã của một số địa phƣơng

1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, có đường biên giới tiếp giáp tỉnh Preyveng - nước bạn Campuchia dài hơn 18 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 209,74 km2, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, Dân số: 144.999 (năm 2014), mật độ dân số 695 người/km2. Toàn huyện được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Địa bàn huyện Hồng Ngự có nhiều ưu thế tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện, tỉnh bạn và quốc tế. So với huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, huyện Hồng Ngự có nhiều ưu thế phát triển hơn, nhưng có nhiều điểm tương đồng là có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chủ yếu là nông nghiệp. Năm 2013 tỷ lệ công chức cấp xã đạt chuẩn không cao, tuy nhiên năm 2015 mức đạt chuẩn là 121/126 công chức, tỷ lệ 96,03%, năng lực của chính quyền cấp xã được cải thiện hàng năm, vấn đề sử dụng công chức cấp xã góp phần không nhỏ vào những thành tựu mà huyện

Hồng Ngự đạt được trong thời gian qua. Đây là những lý do mà huyện Dương Minh Châu cần tìm hiểu những kinh nghiệm về sử dụng công chức cấp xã ở huyện Hồng Ngự.

Sử dụng công chức cấp xã ở huyện Hồng Ngự được thực hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, về lập quy hoạch, kế hoạch công chức. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp đã được phân cấp về cho chính quyền cấp huyện. Để xây dựng định hướng chung cho nguồn nhân lực cấp cơ sở, Tỉnh đã ban hành Đề án Nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020. Để triển khai thực hiện có hiệu quả và kịp thời, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện, thống kê số lượng, cơ cấu, chất lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã. Ủy ban nhân dân huyện cũng yêu cầu các xã xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức, bố trí sắp xếp lại cán bộ chính quyền, công chức xã phường, thị trấn và 100% xã đã thực hiện.

Các loại kế hoạch liên quan đến sử dụng công chức cấp xã như: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, kế hoạch đánh giá công chức....v.v... cũng được lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện ban hành đầy đủ, tạo cơ sở cho việc quản lý và sử dụng công chức đúng pháp luật, đúng định hướng của tỉnh và phù hợp với chiến lược phát triển của Huyện.

Thứ hai, bố trí, phân công công tác. Công chức cấp xã sau khi chính thức tuyển dụng (sau thời gian tập sự) được bố trí, phân công công tác đúng với chuyên ngành đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và chức danh công chức trên từng lĩnh vực. Công chức cấp xã có thể được phân công thực hiện một số nhiệm vụ kiêm nhiệm khác nhưng đảm bảo phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, sở trường của công chức.

Phần lớn công chức được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy được năng lực công tác của bản thân; đồng thời, trong quá trình làm việc công chức từng bước được hoàn thiện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ ba, chuyển đổi vị trí công tác. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với những chức danh theo quy định phải định kỳ chuyển đổi. Năm 2014, Huyện xây dựng kế hoạch luân chuyển 02 chức danh công chức là Tư pháp - Hộ tịch và Tài chính - Kế toán. Năm 2015, luân chuyển 01 chức danh Tài chính - Kế toán. Quan điểm của lãnh đạo huyện được thể hiện rõ trong kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác là thí điểm luân chuyên 04 công chức Tài chính - Kế toán ở các xã trong huyện sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác với các chức danh còn lại. Điểm thuận lợi đểỦy ban nhân dân huyện Hồng Ngự thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã là do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có phân cấp tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức cấp xã về cho cấp huyện chủ động thực hiện.

Thứ tƣ, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự đã ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011-2015, 2015-2020 và định hướng đến 2025. Theo đó, xác định đến năm 2020 , có 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, đạo đức công vụ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện khá đa dạng chia thành 05 nhóm: lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, nội dung bổ trợ khác. Loại hình đào tạo, bồi dưỡng gồm chính quy (tập trung), vừa

học, vừa làm. Hình thức thực hiện linh hoạt, khuyến khích công chức tự học, ngoài ra còn học theo chương trình của Tỉnh, địa phương tự tổ chức học, phối hợp tổ chức lớp...Quán triệt việc học tập theo tư tưởng Hồ chí Minh: "học để làm việc", "làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt".

Thứ năm, đánh giá công chức, thực hiện cách thức đánh giá linh hoạt bao gồm đánh giá thực hiện công việc hàng năm vào thời điểm cuối năm theo quy định của pháp luật. Đánh giá công chức cấp xã qua phần mềm để đảm bảo tính chính xác, dân chủ. Điểm nổi bật trong đánh giá công chức ở huyện Hồng Ngự là hoạt động kiểm tra, sát hạch công chức cấp xã. Nội dung này được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp triển khai từ năm 2013. Theo kế hoạch của Tỉnh, huyện Hồng Ngự thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, sát hạch hàng năm đối với công chức cấp xã.

Đối tượng kiểm tra, sát hạch gồm tất cả các chức danh công chức cấp xã (trừ chức danh Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã). Nội dung: Tin học văn phòng trình độ A trở lên; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã được quy định tại Điều 5,6,7,8,9 Mục 2 Chương I Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Kiểm tra, sát hạch bằng hình thức trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi (trong đó 05 câu kiến thức tin học, 05 câu kiến thức quản lý nhà nước, 20 câu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ), thời gian 30 phút, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Phân loại đánh giá như sau: Dưới 15 điểm là yếu; Từ 15 đến dưới 29 điểm là trung bình; Từ 20 đến dưới 25 điểm là khá; Từ 25 đến 30 điểm là giỏi.

Kết quả kiểm tra sát hạch là cơ sở để thực hiện bố trí, sử dụng công chức cấp xã phù hợp với thực tế. Dựa vào kết quả này, cơ quan quản lý kịp thời đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp

ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; đồng thời xác định được những công chức không đủ điều kiện, chuyển sang làm nhiệm vụ khác và thay thế những công chức có đủ điều kiện phục vụ nhân dân tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)