7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm sử dụng công chức cấp xã của một số địa phƣơng
1.3.3. Một số kinh nghiệm được rút ra
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về sử dụng công chức cấp xã của một số địa phương, tác giả rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung sử dụng công chức cấp xã của các địa phương là không giống nhau. Một số địa phương, lãnh đạo cấp huyện, xã không quan tâm đến công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã để đạt hiệu quả cao trong công việc, chỉ bố trí sao không vi phạm quy định phápluật là được. Ngược lại, lãnh đạo ở một số địa phương rất quan tâm đến công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã, thể hiện qua việc phân cấp, phân quyền trong quản lý, sử dụng công chức cho Ủy ban nhân dân cấp xã để tạo tính chủ động cho cơ quan sử dụng. Để thực hiện tốt nội dung này, các địa phương bên cạnh vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, đồng thời mạnh dạn kiến nghị để chính quyền cấp trên tạo cơ chế thuận lợi cho Ủy ban nhân dân xã phát huy.
Hai là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã chưa được chính phủ hướng dẫn cụ thể dẫn đến một số địa phương nhầm với quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã. Quy hoạch công chức cấp xã nhằm xác định nhu cầu công chức trong tương lai cần sử dụng. Để cơ quan quản lý, sử dụng công chức cấp xã có cái nhìn tổng thể về nhu cầu sử dụng công chức thì cần phải có một quy hoạch cụ thể riêng về nội dung này. Hiện nay, hầu hết đều chưa xây dựng tốt quy hoạch công chức cấp xã, các nội dung quy hoạch công chức nằm rải rác ở các văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, không tập trung, đôi khi thiếu thống nhất. Những địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch sẽ chủ động tạo được nguồn công chức phong phú, đa dạng giúp cho việc tìm kiếm lựa chọn công chức phù hợp với chức danh, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác được dễ dàng.
Ba là, bố trí sau tuyển dụng phải phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với vị trí việc làm, chức danh công chức cấp xã. Nhưng sau một thời gian sử dụng nếu
phát hiện được những sở trường công tác khác của công chức khác chuyên môn đào tạo có thể khuyến khích công chức chuyển đổi vị trí công tác và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho công chức có đủ điều kiện thực thi công vụ theo đúng sở trường, đúng nhu cầu sử dụng và đúng quy định pháp luật. Biện pháp này vừa giúp khai thác được tiềm năng của công chức vừa giúp tiết kiệm nguồn nhân lực tại chỗ cho chính quyền cấp xã.
Bốn là, đánh giá công chức cấp xã để sử dụng là một việc hoàn toàn khó khăn nhưng có thể khắc phục được thông qua việc ứng dụng các phương pháp đánh giá phù hợp và khoa học. Đánh giá công khai, công bằng, hiệu quả, phản ánh chính xác về năng lực và kết quả thực thi công vụ của công chức cấp xã dù có áp dụng đa dạng các phương pháp đánh giá cũng sẽ không hiệu quả nếu như không nhận được sự ủng hộ của cơ quan sử dụng và công chức. Vì vậy, đánh giá công chức cấp xã phải đi kèm với bố trí, sắp xếp lại, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, đãi ngộ và khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
Năm là, pháp luật quy định chủ thể quản lý trực tiếp đối với công chức cấp xã là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan trực tiếp sử dụng công chức để tăng tính chủ động cho địa phương, đảm bảo quản lý, sử dụng công chức cấp xã phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhưng trên thực tế, quản lý, sử dụng công chức cấp xã đều "trông chờ" rất nhiều vào các văn bản của Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dẫn đến nhiều địa phương có sáng kiến về sử dụng công chức không "dám" thực hiện, hoặc có thực hiện cũng không đủ cơ chế để thực hiện.
Sáu là, sử dụng công chức cấp xã gắn với tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị cơ sở. Công chức cấp xã thực hiện các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo phân công bằng văn bản chính thức sẽ có phụ cấp kiêm nhiệm, nhưng không phải cơ quan cấp xã nào cũng có cách phân công chính thức như vậy. Đối với những nhiệm
vụ "không tên", không có phân công bằng văn bản sẽ không có cơ chế trả phụ cấp cho công chức cấp xã. Điều này sẽ tạo ra tâm lý so bì trong nội bộ công chức, làm triệt tiêu động lực làm việc của công chức. Vì vậy, trong tinh giản biên chế cần phải quy định "khung" cho các vị trí chức danh công chức cấp xã ngoài nhiệm vụ chung còn có nhiệm vụ kiêm nhiệm (nếu có) và thực hiện chi trả phụ cấp và các chế độ đãi ngộ phù hợp. Từ đó, tạo cho công chức có sự chuẩn bị tâm lý từ trước, không làm cho công chức bất an, bất mãn trong công việc.
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chương 1 tác giả đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận về sử dụng công chức cấp xã bao gồm khái niệm, vai trò công chức cấp xã, khái niệm về sử dụng công chức cấp xã, nội dung, những yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức cấp xã và tìm hiểu về sử dụng công chức cấp xã ở một số địa phương.
Cơ sở lý luận này sẽ được tác giả vận dụng nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng công chức cấp xã tại huyện Dương Minh Châu trên những dữ liệu thu thập được từ thực tế ở chương kế tiếp.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN