7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng công chức cấp xã huyện Dƣơng Minh Châu
2.2.2. Về điều động, tiếp nhận công chức cấp xã
Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã trên thực tế bao gồm các hoạt động điều động công chức, chuyển đổi lĩnh vực công tác, định kỳ chuyển đổi vị trí các chức danh công chức trong danh mục quy định của nhà nước.
Huyện Dương Minh Châu thực hiện điều động công chức cấp xã dựa trên cơ sở nguyện vọng của công chức và nhu cầu của nơi tiếp nhận. Từ năm 2013 đến nay chỉ có 03 công chức cấp xã nào được điều động theo dạng này, chủ yếu là để đảm bảo hoạt động của chính quyền cấp xã được thuận lợi.
Đối với chuyển lĩnh vực công tác, kết quả khảo sát thực tế có 26 trường hợp chuyển lĩnh vực công tác. Trong đó, có 8/26 trường hợp cho ý kiến là chuyển lĩnh vực công tác không phù hợp, chiếm tỷ lệ 33,77%. Đa số chuyển lĩnh vực công tác trong nội bộ một xã, lý do chuyển là do xã khuyết chức danh công chức này, thừa chức danh công chức khác nên lãnh đạo xã khuyến khích công chức chuyển lĩnh vực công tác. Cũng có một số trường hợp do phát hiện sở trường công tác không phù hợp với lĩnh vực đang đảm nhiệm, lãnh đạo xã định hướng công chức chuyển sang vị trí chức danh phù hợp với sở trường hơn. Nhưng để đảm bảo quyền lợi của công chức, chuyển đổi lĩnh vực công tác chỉ có thể trong nhóm các chức danh văn phòng - thống kê, văn hóa - xã hội, tư pháp - hộ tịch với nhau; công chức địa chính - nông nghiệp (đô thị) - xây dựng - môi trường, tài chính kế toán. Các chức danh giữa hai nhóm do chuyên ngành riêng biệt nên không thể chuyển đổi lẫn nhau hoặc chuyển đổi với các chức danh khác.
Đối với nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 150/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2007/NĐ-CP. Theo đó, công chức cấp xã trong danh mục quy định tại Nghị định 158/2007/NĐ-CP phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chu kỳ là từ 02 năm đến 05 năm. Mục tiêu của định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhằm để phòng chống tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân trong quá trình thực thi công vụ của công chức.
Huyện Dương Minh Châu thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với hai chức danh là Địa chính - nông nghiệp - xây dựng - môi trường và Tài chính - kế toán, hình thức chuyển đổi là từ xã này sang xã khác trong địa bàn huyện. Giai đoạn 2013-2015, trên địa bàn huyện thực hiện chuyển đổi 06 trường hợp. Từ năm 2015 đến năm 2017 thực hiện chuyển đổi 14 trường hợp. Số lượng
công chức cấp xã thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trên thực tế đạt 30% so với kế hoạch đề ra.
Ý kiến của lãnh đạo, quản lý cấp xã và công chức cấp xã về thực hiện nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức cấp xã như sau:
Bảng 2.1: Thuận lợi và khó khăn của định kỳ chuyển đổi vị trí công tác (khảo sát công chức cấp xã)
Thuận lợi Khó khăn
1. Được tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc, hạn chế những vấn đề tiêu cực trong công tác, rèn luyện bản lĩnh của bản thân.
1. Mất thời gian tiếp cận, nghiên cứu, nắm bắt địa bàn, đối tượng mới, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chuyên môn của ngành.
2. Tạo điều kiện cho công chức nắm bắt tất cả công việc trên tất cả các lĩnh vực khác nhau.
2. Không bắt nhịp kịp thời, tham mưu cho lãnh đạo chưa kịp thời, xử lý công việc còn chậm, không quyết đoán.
3. Có điều kiện học hỏi thêm từ đồng nghiệp mới.
3. Phải thay đổi bản thân để thích nghi, làm quen với môi trường mới, đảo lộn công việc.
4. Tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trau dồi thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Phải tạo lập mối quan hệ mới, đôi khi ko "hạp" với cơ quan mới làm giảm cơ hội phát triển.
5. Thử thách năng lực bản thân, tạo sự thích ứng trong tất cả các môi
5. Quyền lợi chính trị không được đảm bảo, công sức phấn đấu ở cơ
trường. quan cũ không còn. 6. Tìm kiếm cơ hội (phát triển) mới
trong môi trường mới.
6. Xa nơi cư trú, khó khăn chỗ ăn, nghỉ trưa.
7. Có thể gần nơi cư trú 7. Ảnh hưởng tâm lý công chức: bất an, thiếu động lực làm việc.
Bảng 2.2: Ƣu điểm, hạn chế của việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác (khảo sát lãnh đạo, quản lý cấp xã)
Ƣu điểm Hạn chế
1. Giúp công chức tiếp cận đa dang công việc, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, nắm bắt công việc toàn diện hơn.
1. Mất nhiều thời gian tiếp cận công việc mới, chất lượng công việc thời gian đầu không cao, mức độ hoàn thành công việc thấp.
2. Giúp công chức có điều kiện phát huy năng lực, sở trường công tác trong điều kiện mới.
2. Công tác nắm bắt thông tin địa bàn sẽ hạn chế, việc tham mưu sẽ thiếu mạnh dạn và không sâu.
3. Qua nhiều nơi công tác khác nhau tạo cho công chức độ thích nghi cao, tăng tính chuyên nghiệp.
3. Khó khăn trong công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan.
4. Kích thích tính chủ động, sáng tạo của công chức. Công chức không bị chay ỳ vì làm lâu năm cùng một vị
4. Hạn chế trong tự phê bình và phê bình, nhất là đối với lãnh đạo mới, tập thể mới.
trí, cùng một môi trường.
5. Ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng, lợi dụng vị trí công tác để nhũng nhiễu người dân, thực hiện những việc sai quy định
5. Gây tâm lý nhiệm kỳ, dễ lấp liếm trách nhiệm trong quản lý.
6. Tránh việc bè phái, lợi ích nhóm, hạn chế tình trạng lợi dụng quen biết, phát sinh tiêu cực, không để xảy ra sai phạm tồn tại nhiều năm
6. Chuyển đổi quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ hạn chế trình độ chuyên sâu của ngành, vị trí công tác, khả năng tham mưu bị hạn chế. 7. Tránh hiện tượng chủ quan, làm
việc theo tình cảm, tăng tính khách quan công bằng trong xử lý, giải quyết công việc
7.Quyền lợi chính trị của công chức bị ảnh hưởng do luân chuyển sẽ không có quy hoạch tại đơn vị mới.
8. Tạo ra dân chủ, tránh trường hợp sử dụng công chức mang tính bản vị, địa phương.
8. Có thể bị mất một số phụ cấp như: phụ cấp Đảng ủy viên, phụ cấp đại biểu HĐND,công tác kiêm nhiệm...
9. Giúp xác định được tính toàn diện của công chức (khả năng phát triển) để làm căn cứ tốt cho công tác quy hoạch cán bộ cho từng giai đoạn
9. Một số vấn đề liên quan đối với công chức đã luân chuyển còn tồn tại chưa giải quyết dứt điểm.
10. Tính ổn định không cao, ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu của
công chức, ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu suất làm việc của CC (an phận, tới đâu hay tới đó, không biết phải đi mấy xã nữa)
11. Có thể xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, chạy vị trí.
Nguồn: khảo sát của luận văn