Nhóm các giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 88 - 128)

- Giải pháp 3: Đánh giá sử dụng công chức cấp xã theo định kỳ

3.2.2. Nhóm các giải pháp bổ trợ

- Nâng cao nhận thức, vai trò của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng công chức cấp xã

Là cơ quan quản lý công chức cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có vai trò lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã; ra quyết định điều động, chuyển đổi vị trí công tác; đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã. Để thực hiện tốt các nội dung này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải dựa vào những thông tin phản ánh từ cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan trực tiếp sử dụng công chức cấp xã theo quy định của pháp luật và theo thực tế, thực hiện những nội dung gồm bố trí, phân công công tác, đánh giá, đề bạt công chức. Mỗi cấp với nhiệm vụ và thẩm quyền tương ứng cần phải hiểu rõ được những việc phải làm để góp phần hoàn thiện sử dụng công chức cấp xã. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã không nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của sử dụng công chức cấp xã thì không chú ý quan tâm đến việc làm sao để sử dụng công chức được tốt nhất. Từ đó, không đầu tư những giải pháp mang tính dài hạn, liên tục để cấp xã sở hữu đội ngũ công chức có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.

Qua khảo sát thực tế cho thấy nhận thức của lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu đối với sử dụng công chức cấp xã là không cao. Thực hiện điều tra trên 60 lãnh đạo, quản lý nhưng ý kiến đúng cao nhất (theo thống kê) không quá 60%, thậm chí có một số ý kiến sai.

* Bảng 3.1 : Ý kiến của lãnh đạo, quản lý về nội dung sử dụng công chức cấp xã Nội dung Bổ nhiệ m Điều động, luân chuyể n Đề bạt Đánh giá Quy hoạc h CB ĐT,BD Bố trí, phân công Sử dụng công chức cấp xã bao gồm những công tác nào? 17 21 18 36 33 36 12 Chính quyền xã sử dụng

CCCX qua nội dung nào?

3 5 8 24 18 23 17

Chính quyền huyện sử dụng CCCX qua nội dung nào?

26 24 4 6 6 11 8

Nguồn: khảo sát luận văn

Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã không biết rõ các nội dung sử dụng công chức thì không thể cung cấp thông tin cho cấp trên theo hướng để phục vụ cho sử dụng công chức cấp xã. Hoạt động cung cấp thông tin chỉ đơn thuần là báo cáo số liệu mà cấp trên yêu cầu, không có chứa đựng những yếu tố tư duy chiến lược gắn với hoàn thiện sử dụng công chức cấp xã của cơ quan mình. Cấp trên nói sao làm vậy, thấy chưa phù hợp cũng nể nang, sợ va chạm, sợ phá vỡ hệ thống, nên thôi, không có ý kiến. Có khoảng 10 ý kiến cho rằng không hài lòng với năng lực công tác của công chức nhưng khi hỏi có muốn bố trí, sắp xếp lại hay không thì trả lời là "không" vì sắp xếp lại sẽ gây xáo trộn công tác, ảnh hưởng đến tâm lý công chức.

Vì vậy, để giúp cho sử dụng công chức cấp xã hoàn thiện hơn, đúng với ý nghĩa của nó là phát huy không chỉ năng lực hiện có mà cả những năng lực tiềm

tàng của công chức, cần phải thay đổi tư duy, nhận thức của các cơ quan quản lý, sử dụng công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã.

Thực hiện giải pháp này cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã biết rõ vai trò, ý nghĩa của sử dụng công chức, các nguyên tắc, yêu cầu sử dụng công chức và các nội dung của sử dụng công chức, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã trong sử dụng công chức cấp xã, nhất là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã. Công tác tuyên truyền phải chú ý thực hiện các mục đích sau đây:

Một là, tuyên truyền kết hợp với bồi dưỡng kiến thức quản lý nguồn nhân lực cho lãnh đạo, quản lý cấp xã hiểu rõ các nội dung của sử dụng nguồn nhân lực và sự cần thiết phải sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức một cách khoa học.

Hai là, tuyên truyền cho lãnh đạo, quản lý cấp xã nhận biết được những lợi ích khi đội ngũ công chức cấp xã được bố trí, sử dụng một cách đúng đắn. Từ đó, giúp cho lãnh đạo, quản lý cấp xã ý thức được cần phải quan tâm đến công tác sắp xếp, bố trí, phân công công tác đối với công chức; ý thức được phải sử dụng đội ngũ công chức thế nào để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất.

Ba là, tuyên truyền và thông tin cho lãnh đạo, quản lý cấp xã biết những nội dung sử dụng công chức thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, những nội dung nào họ có trách nhiệm phải phối hợp, hỗ trợ với cấp trên, những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm của cấp trên để giúp học chủ động hơn trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ quản lý. Nếu đạt hiệu lực, hiệu quả cao thì thưởng thế nào, nếu không đạt chất lượng, hiệu quả thì phạt thế nào. Đánh giá hoạt động của chính quyền cấp xã khách quan, công tâm, không hời hợt,

"dĩ hòa vi quý" để người đứng đầu ý thức được nhiệm vụ của mình là rất quan trọng. Những quy định của pháp luật đó sẽ tạo cho người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã phải suy nghĩ đến chiến lược sử dụng nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải làm cách nào để quản lý địa bàn có hiệu quả với số lượng từ 11đến 13 công chức/xã cộng với khoảng 10 người hoạt động không chuyên trách cấp xã? Đây là một bài toán không phải dễ.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định tạo cơ sở pháp lý cho sử dụng công chức cấp xã

Để thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế, quản lý nhà nước trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý. Quản lý, sử dụng công chức rất cần hệ thống văn bản đồng nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau làm nền tảng để các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước.

Sử dụng công chức cấp xã cần dựa trên những quy định của pháp luật kết hợp với sự chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý, sử dụng công chức cấp xã để có thể sử dụng công chức cấp xã thống nhất, công bằng, công khai và tạo điều kiện cho khâu kiểm tra về quản lý, sử dụng công chức cấp xã của cấp có thẩm quyền được tiến hành thuận lợi.

Nội dung pháp luật về sử dụng công chức cấp xã bao gồm:

+ Hệ thống văn bản pháp luật xác định về công chức cấp xã, quy định công chức cấp xã là những ai?; Quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã; Tiêu chuẩn công chức cấp xã; Nhiệm vụ của công chức cấp xã;

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật quy định những nội dung này được thể hiện trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định 112/2011/NĐ-CP, Thông

tư 06/2012/TT-BNV có thể nói rất cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở và theo sự phát triển của xã hội hiện nay các văn bản nêu trên đã thể hiện những điểm chưa phù hợp về tiêu chuẩn, số lượng công chức cấp xã. Bộ Nội vụ đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 112/2011/NĐ-CP với hướng đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã và tinh giản công chức cấp xã. Về lâu dài, nên hướng đến quy định tiêu chuẩn công chức cấp xã cụ thể và thể chế hóa thành tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm chi tiết, kèm theo là quy định về bảng mô tả công việc. Bởi vì, đặt yêu cầu lấy hiệu suất công việc làm cơ sở để đánh giá, để bố trí, sử dụng công chức mà không quy định rõ công chức cần phải làm gì thì không thể nào đánh giá được.

+ Hệ thống văn bản pháp luật quy định về chủ thể quản lý, sử dụng công chức cấp xã kèm theo quyền hạn và trách nhiệm đối với các chủ thể; Phân cấp quản lý, sử dụng công chức cấp xã.

Điều 46, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn quy định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý công chức cấp xã quy định Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã. Ủy ban nhân cấp xã có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã; Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp huyện lại là cơ quan có nhiệm vụ lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; có thẩm quyền ban hành các quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã.

Quy định như vậy làm cho cấp xã cứ trông chờ vào cấp huyện, cho rằng cấp huyện mới có thẩm quyền, cấp xã chỉ là cơ quan sử dụng và thực hiện các quyết định của cấp huyện. Mọi quyền quyết định về quản lý, sử dụng công chức cấp xã là của cấp huyện. Cấp xã có muốn thay đổi nhưng cấp huyện không đồng ý thì cũng

không thể thực hiện được. Hơn nữa, các quy định về thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức cấp xã còn khá chung, trùng lập giữa các chủ thể.

Hướng hoàn thiện các quy định này là cần phải hệ thống lại nhiệm vụ một cách rõ ràng. Các cấp quản lý không nên "ôm" quá nhiều nội dung nhưng thực hiện không hiệu quả. Quy định rõ ràng, nhiệm vụ cấp nào thì cấp đó thực hiện. Chính phủ cần mạnh dạn phân cấp các nội dung sử dụng công chức cấp xã về cho Ủy ban nhân dân cấp xã vì vốn dĩ đây mới chính là cơ quan sử dụng công chức cấp xã. Các quy định càng rõ ràng, cụ thể thì hoạt động kiểm tra, thanh tra cũng thuận lợi và cũng tạo được tính chủ động cho cấp xã.

+ Hệ thống văn bản pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công công tác, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã.

Về tuyển dụng, các quy định về tuyển dụng công chức cấp xã được quy định rất chi tiết trong Nghị định 112/2011/NĐ-CP và Thông tư 06/2012/TT-BNV. Để thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh. Dựa vào các cơ sở pháp lý đó, công tác tuyển dụng công chức cấp xã thời gian qua đã đi vào nền nếp, tuân thủ các trình tự, thủ tục theo quy định, đảm bảo cho công tác tuyển dụng được khoa học. Vào đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các địa phương tổ chức thi tuyển công chức cấp xã theo hình thức tập trung để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh giữa các thí sinh nhằm tìm kiếm những công chức có năng lực tốt nhất phục vụ cho chính quyền cấp xã. Việc thí điểm thực hiện này so với quy định về tuyển dụng công chức cấp xã tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP và Thông tư 06/2012/TT-BNV có sự khác nhau về cách thức tổ chức tuyển dụng. Nhìn từ góc độ hệ thống, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần điều chỉnh các quy định về tuyển dụng công chức cấp xã cho đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, những quy định liên quan đến tuyển dụng theo hình thức thi tuyển cạnh tranh và xét tuyển

công chức cấp xã đã có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay, cần phải được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện.

Về bố trí, phân công công tác đối với công chức cấp xã. Bố trí công chức cấp xã được thực hiện theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, tùy theo chức danh, mỗi chức danh bố trí từ 1-3 người, phải đảm bảo đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí chức danh công chức. Quy định như vậy có thể bố trí không đúng sở trường, năng lực thực sự của công chức vì chỉ dựa trên cơ sở bằng cấp, cần bổ sung vào quy định yêu cầu trước khi bố trí chính thức phải thông qua bước kiểm tra thực tế đối với công chức. Thời điểm kiểm tra là sau thời gian tập sự để biết công chức có thật sự phù hợp với vị trí chức danh không, nếu không phù hợp thì có thể từ chối không nhận, hoặc chuyển sang vị trí chức danh khác nếu công chức có nguyện vọng và cơ quan sử dụng thấy phù hợp. Đối với phân công công tác, để thống nhất và tập trung cho công chức cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chính theo quy định của pháp luật cần quy định cách thức phân công nhiệm vụ chính, phụ cho phù hợp. Các hoạt động kiêm nhiệm phân công cho công chức có khối lượng như thế nào, mức độ nào, để lãnh đạo, quản lý không quá "lạm dụng" một công chức nào khi phân công cho họ quá nhiều công việc không phù hợp với chuyên môn của họ, thậm chí có những việc "không tên" do phải "choàng" việc của người khác hoặc là việc riêng của lãnh đạo, quản lý.

+ Hệ thống các văn bản pháp luật về đánh giá công chức cấp xã;

Đây có thể nói là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để sử dụng công chức cấp xã. Vì có đánh giá mới biết được là sự bố trí, phân công công tác đối với công chức có phù hợp chưa, có thật sự giúp công chức phát huy sở trường công tác không?

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về công chức cấp xã tách biệt với công chức từ cấp huyện trở lên để nhấn mạnh rõ quan điểm là có sự khác biệt giữa công chức cấp xã và công chức từ cấp huyện trở lên. Nhưng khi ban hành các văn bản pháp luật quy định về đánh giá, phân loại công chức thì lại quy định áp

dụng chung cho tất cả công chức. Điều này dẫn đến đánh giá công chức là không sát với thực tế vị trí của từng chức danh công chức cấp xã. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về sử dụng công chức phải quy định được những nội dung cần đánh giá đối với công chức cấp xã một cách cụ thể, cho từng vị trí chức danh công chức, sát với thực tế. Kết quả đánh giá là cơ sở để thực hiện bố trí, phân công công tác, đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã hoặc sắp xếp lại đội ngũ công chức cấp xã cho phù hợp với năng lực của từng người thậm chí đánh giá đúng đắn sẽ là cơ sở để trả lương và thực hiện các chế độ chính sách tương ứng.

+ Hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần phải xác định đối tượng, trách nhiệm, nội dung, chương trình dành cho công chức cấp xã. Các hình thức sát hạch kiến thức đối với công chức cấp xã. Những quy định về cách thức đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.

+ Hệ thống văn bản pháp luật về chế độ, chính sách cho công chức cấp xã Trên thực tế, không một ai cống hiến hết mình cho tổ chức, chịu những ràng buộc khắt khe của tổ chức để thực hiện tốt nhất các công việc của tổ chức mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 88 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)