Nhóm giải pháp quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Tổng cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Tổng cục

Hai là, Cơ chế quản lý tài sản công phải đƣợc thể chế đầy đủ các quy

tắc, quy định, quy chế, ... bằng các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý cho Tổng cục Thuế thực hiện việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại Tổng cục Thuế.

Ba là, Xây dựng cơ chế quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế gắn với

quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng cục Thuế.

Năm là, Lấy hiệu quả sử dụng tài sản phục vụ các hoạt động sự nghiệp

làm thƣớc đo của cơ chế quản lý. Tài sản công đƣợc hình thành chủ yếu từ việc đầu tƣ mua sắm tài sản bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nƣớc. Do vậy, trang cấp tài sản công cho Tổng cục Thuế cũng có nghĩa là Ngân sách nhà nƣớc giành kinh phí để đầu tƣ phát triển cho các hoạt động sự nghiệp. Nguồn vốn đầu tƣ này phải đảm bảo yêu cầu thiết thực và có hiệu quả hay nói cách khác là phải đầu tƣ mua sắm tài sản công đúng với yêu cầu, đúng với khả năng Ngân sách nhà nƣớc và khi sử dụng tài sản phải có hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt hiện nay nƣớc ta đang thực hiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, thì yêu cầu đặt ra đối với cơ chế quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện quản lý cả về hiện vật, giá trị và lấy hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản công là thƣớc đo chủ yếu để đáng giá.

3.2. Giải pháp Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế đến năm 2025

3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Tổng cục Thuế cục Thuế

Mở rộng các phương thức trang cấp và nguồn vốn đầu tư, mua sắm tài sản cho Tổng cục Thuế.

Thứ nhất là bổ sung việc trang cấp tài sản tại Tổng cục Thuế theo phuơng thức tiếp nhận tài sản từ nguồn tài sản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc, tài

74

sản đƣợc xác lập sở hữu nhà nƣớc và tài sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tặng cho.

Giải pháp này sẽ huy động thêm đƣợc các nguồn tài sản, nguồn kinh phí bổ sung cho việc đầu tƣ, đổi mới, nâng cấp tài sản công hiện có Tổng cục Thuế không những tăng thêm về số lƣợng, mà còn nâng cao về chất lƣợng theo hƣớng hiện đại hóa từng bƣớc để bảo đảm phục vụ cho các hoạt động Tổng cục Thuế.

Thực hiện phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm thủ trưởng Tổng cục Thuế trong việc quyết định, định đoạt tài sản công tại Tổng cục Thuế theo qui chế thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước tại Tổng cục Thuế.

Giao quyền cho thủ trƣởng Tổng cục Thuế cân đối nguồn kinh phí và quyết định đầu tƣ, mua sắm tài sản phục vụ cho các hoạt động của Tổng cục Thuế và đƣợc quyết định xử lý tài sản công tại Tổng cục Thuế đối với một số loại tài sản. Giải pháp này để tạo tính chủ động trong việc đầu tƣ xây dựng, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Thuế, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, nâng cao ý thức trách nhiệm của thủ trƣởng Tổng cục Thuế thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản công. Đồng thời:

Tổng cục Thuế tự quyết định mua sắm tài sản buộc Tổng cục Thuế phải tính toán sát với nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về quyết định của mình, hạn chế tình trạng mua sắm tài sản không thật cần thiết do hậu quả từ cơ chế “xin cho” do Ngân sách Nhà nƣớc trang cấp toàn bộ tài sản cho Tổng cục Thuế.

Khi Tổng cục Thuế tự cân đối nguồn kinh phí để mua sắm tài sản, Ngân sách nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần (nếu có) sẽ buộc Tổng cục Thuế phải sử dụng tài sản có hiệu quả và thực hiện nghiêm chế độ thanh lý tài sản đối với tài sản không còn sử dụng đƣợc để tận dụng các tài sản hiện có.

Hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức và phê duyệt kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản công rõ ràng, minh bạch tạo sự công bằng cho tất cả các đơn vị của ngành.

75

Hiệu quả sử dụng tài sản công, chất lƣợng quản lý tài sản công phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công cả về mặt hiện vật và giá trị. Nếu hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đƣợc xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nƣớc, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả sử dụng TSC ở mỗi đơn vị.

Thứ nhất: là hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công giao cho Tổng cục Thuế quản lý, sử dụng, trƣớc hết là tài sản là nhà đất, phƣơng tiện vận tải đi lại và các tài sản thiết bị làm việc phục vụ cho các hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị cho phù hợp với yêu cầu công tác đáp ứng đƣợc những mục tiêu đã đề ra.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công là căn cứ để đầu tƣ, mua sắm và trang bị tài sản công cho Tổng cục Thuế; đồng thời là thƣớc đo để đánh giá việc sử dụng tài sản công của từng đơn vị tiết kiệm hay lãng phí, vì theo pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, “tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và nguồn lực khác ở thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ qui định nhƣng vẫn đạt đƣợc mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ qui định nhƣng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định. Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vƣợt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền qui định hoặc sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ nhƣng chất lƣợng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định. Ngoài ra tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công còn là công cụ để Tổng cục thuế thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản công của Tổng cục Thuế.

Thứ hai:là xây dựng bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức xây dựng trụ sở làm việc, tiêu chuẩn, định mức trang bị các phƣơng tiện vận tải chuyên dùng; một số trang thết bị làm việc cần thiết cho tất cả cán bộ

76

nhƣ bàn ghế làm việc, máy vi tính, phƣơng tiện thông tin, giá để hồ sơ làm việc… Tiêu chuẩn, định mức trang bị phƣơng tiện làm việc này phải qui định cụ thể về chủng loại tài sản, qui cách và chất lƣợng của tài sản nhằm thống nhất trang bị tài sản trong Tổng cục Thuế, tránh tình trạng tuỳ tiện trong mua sắm tài sản gây lãng phí và bất công bằng giữa các đơn vị và giữa cán bộ công chức làm việc ở Tổng cục Thuế.

Thứ ba: Khẩn trƣơng hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm TSC tại Tổng cục Thuế. Đối với những TSC qui định có khối lƣợng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn có yêu cầu đƣợc trang bị đồng bộ, hiện đại nhất thiết phải thực hiện theo phƣơng thức mua sắm tập trung theo qui định của Chính phủ. Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế quyết định danh mục TSC mua sắm theo phƣơng thức tập trung thuộc phạm vi quản lý. Khi các đơn vị đƣợc giao mua sắm tập trung cần thực hiện tốt các quy định về mua sắm tập trung của Bộ Tài chính.

Trƣờng hợp Tổng cục Thuế đƣợc giao NSNN để mua sắm, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu thực tế, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức mua sắm đúng qui định của pháp luật về đầu thầu mua sắm TSC. Cơ quan tài chính tham mƣu giúp lãnh đạo Tổng cục xây dựng tốt dự toán ngân sách hàng năm, tạo cơ sở cho việc tổ chức mua sắm TSC đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức qui định. Đồng thời tiến hành phân cấp cụ thể rõ ràng cho các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế tổ chức mua sắm một số TSC (nhƣ: các thiết bị nghe nhìn, bàn ghế...) do lãnh đạo Tổng cục giao thẩm quyền trách nhiệm. Từ vấn đề trên, đề xuất phƣơng án về thẩm quyền quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm TSC .

Thực hiện công khai, minh bạch công tác quản lý tài sản cán bộ công chức trong cơ quan. Bao gồm:

Thực hiện công khai lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí đƣợc chi hàng năm

77

Tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản công khai, minh bạch. Việc mua sắm tài sản công tại Tổng cục Thuế thƣờng có giá trị lớn nên nguy cơ xuất hiện các hành vi thông đồng đấu thầu với các nhà thầu nhằm trục lợi bất chính từ nguồn Ngân sách Nhà nƣớc là rất cao. Để hạn chế tiêu cực, bảo đảm hiệu quả, cần thiết phải tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động mua sắm tài sản công, trƣớc hết phải ngăn chặn, hạn chế và xử lý triệt để các hành vi thông đồng đấu thầu. Bảo đảm tính công khai, minh bạch về thông tin liên quan họat động mua sắm tài sản công, áp dụng và thực thi hiệu quả luật Đấu thầu, luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác liên quan, khuyến khích gia tăng số lƣợng bên tham gia dự thầu, ngăn chặn hiệu quả thông đồng giữa bên tổ chức thầu và bên dự thầu, hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý nhà nƣớc về đấu thầu.

Công khai kết quả thực hiện việc mua sắm

Công khai quá trình sử dụng tài sản tại Tổng cục Thuế Công khai quy chế quy chế quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)