7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. Kinh nghiệm từ Tổng cục Hải quan
Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý tài sản đơn vị hành chính nhà nƣớc là: xây dựng và hoàn thiện các loại điều lệ, chế độ, xác định rõ quan hệ về quyền sở hữu tài sản, thực hiện quản lý quyền sở hữu tài sản một cách hợp lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả, thực hiện chế độ sử dụng có hoàn trả đối với tài sản kinh doanh, giám sát việc bảo toàn vốn và phát triển vốn đối với tài sản tổng cục.
Nội dung quản lý tài sản đơn vị hành chính nhà nƣớc gồm có: đăng ký, xác định giới hạn, thay đổi quyền sở hữu tài sản và xử lý tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; sử dụng, xử lý, đánh giá, thống kê báo cáo và giám sát về tài sản, thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp về tình hình tài sản.
Tổng cục Hải quan quản lý mọi tài sản, giữ vững nguyên tắc tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng, thực hiện chế độ quản lý nhà nƣớc do Nhà nƣớc nắm quyền sở hữu thống nhất, Tổng cục Hải quan giám sát và quản lý theo từng cấp và đơn vị đƣợc quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản này.
38
Trong quá trình sử dụng tài sản công tại Tổng cục đƣợc Nhà nƣớc giao và phải thu hồi vốn đầu tƣ mua sắm tài sản. Tổng cục có quyền giám sát, kiểm tra hiệu quả kinh tế.
1.5.4. Kinh nghiệm từ Tổng cục Quản lý thị trường
Tài sản công là toàn bộ các tài sản gồm động sản và bất động sản cấu thành tài sản của Tổng cục Quản lý thị trƣờng.
Tài sản Tổng cục Quản lý thị trƣờng là tất cả các tài sản dƣới dạng động sản và bất động sản thuộc về Tổng cục và không thể chuyển quyền sở hữu tƣ nhân do tính chất của chúng hay chức năng sử dụng của chúng nhƣ: tài sản công có thuộc tính tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên, sông hồ, vùng biển, vùng trời…); tài sản công có thuộc tính nhân tạo (cơ sở hạ tầng, đƣờng xá, cầu cảng, hệ thống phân phối điện, nhà máy, điện nguyên tử, các công trình tôn giáo, văn hoá, công trình công cộng…)
Tổng cục Quản lý thị trƣờng là cơ quan duy nhất đƣợc trao thẩm quyền bán tài sản từ các nguồn sau:
- Tài sản không cần dùng,
- Tài sản do cơ quan toà án chuyển sang để phát mãi sung công,
- Tài sản vô thừa nhận, tài sản vô chủ, vắng chủ, đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc,
- Tài sản bị tịch thu sung quĩ Nhà nƣớc.
Ngoài ra các đơn vị cũng có thể yêu cầu cơ quan công sản bán các động sản không còn sử dụng cũng nhƣ các sản phẩm sản xuất thử…
Việc bán tài sản nhà nƣớc đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ bán theo thoả thuận, bán chỉ định hoặc bán theo hình thức gọi thầu, bán đấu giá công khai, trong đó bán đấu giá công khai là hình thức cơ bản nhất.
1.5.5. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Tổng
cục Thuế.
Thông qua nghiên cứu công tác quản lý tài sản công tại một số Tổng
39
cục trong nƣớc, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tổng cục thuế nhƣ sau:
Quản lý mua sắm, xây dựng mới
Về kinh phí thực hiện việc mua sắm, bảo trì, bảo dƣỡng, nâng cấp tài sản công trong Tổng cục Thuế: cần tăng cƣờng thực hiện các hình thức xã hội hóa nhằm giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc.
Cần tăng cƣờng đầu tƣ song song về nguồn nhân lực chất lƣợng cao: Tổng cục Thuế nếu đầu tƣ một nguồn kinh phí rất lớn để trang bị các thiết bị công nghệ cao thì cũng cần thiết phải đảm bảo nguồn nhân lực kỹ thuật cao để đảm trách công tác kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa trang thiết bị nói chung nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Tăng cƣờng, tập trung vào hƣớng đào tạo liên tục và tại chỗ.
Quản lý và sử dụng tài sản
Giám sát chặt chẽ quá trình đầu tƣ, mua sắm, sử dụng các tài sản công trong Tổng cục Thuế. Thông qua công tác này mới có thể tránh đƣợc lãng phí, tham nhũng, lợi dụng tài sản công của tổng cục thuế để trục lợi.
Thực hiện bảo dƣỡng, kiểm kê tài sản công định kỳ nhằm đảm bảo chất lƣợng sử dụng tài sản công của Tổng cục Thuế ở mức tốt nhất có thể.
Quản lý việc xử lý tài sản
Bán tài sản
Tài sản công tại Tổng cục Thuế chƣa đến thời hạn thanh lý chỉ đƣợc phép bán khi có quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; Thủ trƣởng các Bộ, ngành và thủ trƣởng Tổng cục Thuế không đƣợc phép quyết định bán tài sản công tại Tổng cục Thuế.
Điều chuyển tài sản
Tổng cục Thuế sử dụng tài sản công chỉ đƣợc phép điều chuyển tài sản công tại Tổng cục Thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị của Tổng cục Thuế với
40
các tổ chức khác do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đối với nhà đất và Bộ Tài chính quyết định các tài sản còn lại
Thanh lý tài sản
Tài sản của Tổng cục Thuế đƣợc phép thanh lý khi hƣ hỏng không còn sử dụng đƣợc hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng nhƣng không chuyển nhƣợng hoặc điều chuyển cho đơn vị khác đƣợc hoặc phải chi phí sửa chữa khắc phục hƣ hỏng quá lớn, không bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản. Thẩm quyền thành lý tài sản là nhà công trình do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định, các tài sản khác do Tổng cục trƣởng của Tổng cục Thuế quyết định. Việc thanh lý tài sản phải tổ chức thực hiện theo phƣơng thức đấu giá và tiền thu đƣợc từ thanh lý tài sản phải nộp về ngân sách Nhà nƣớc
41
Tiểu kết chƣơng 1
Tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc. Công tác quản lý tài sản công là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong quản lý tài chính công ở nƣớc ta hiện nay. Công tác quản lý tài sản công ở các cơ quan nhà nƣớc có những nét đặc thù riêng: nguồn hình thành tài sản công chủ yếu từ NSNN; nội dung quản lý phong phú, phức tạp; các loại tài sản công đƣợc trang cấp chủ yếu phục vụ chức năng quản lý nhà nƣớc và các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan nhà nƣớc. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải theo đúng phạm vi thẩm quyền và nguyên tắc quản lý đƣợc quy định trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nghị định có liên quan của Chính phủ. Có nhiều vấn đề mới và phức tạp trong quản lý tài sản công phải nghiên cứu hoàn thiện nhƣ: cơ chế quản lý, phƣơng thức mua sắm tập trung, kiểm kê đánh giá trị giá tài sản công… Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế ở chƣơng tiếp sau
42
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔNG CỤC THUẾ
2.1 Khái quát hiện trạng tài sản công tại Tổng cục Thuế
2.1.1 Khái quát đơn vị Tổng cục Thuế
a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Chức năng
Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nƣớc, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:
Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý thuế;
Chiến lƣợc, chƣơng trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc. b. Tổ chức, bộ máy
Thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính nhƣ sau:
Tại Trung ƣơng, đơn vị giúp việc cho Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế là các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, cụ thể:
43
Vụ Chính sách: có chức năng tham mƣu giúp Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính về Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn về chính sách thuế và quản lý thuế theo phân công của Bộ trƣởng Bộ Tài chính;
Vụ Pháp chế: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế thực hiện tham gia ý kiến vào các dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, hƣớng dẫn và đề xuất việc giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế.
Vụ Dự toán thu thuế: giúp Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế dự toán thu thuế hàng năm của ngành thuế, dự toán thu thuế pháp lệnh hàng năm giao cho các Cục thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Vụ Kê khai và Kế toán thuế: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế dự thảo các văn bản hƣớng dẫn và tổ chức hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, chế độ kế toán, thống kê thuế trong toàn ngành.
Vụ Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục trƣởng xây dựng các văn bản hƣớng dẫn về quản lý nợ thuế và thực hiện quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt và cƣỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong ngành Thuế.
Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế xây dựng trình Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế để trình Bộ Tài chính các chính sách về thuế thu nhập cá nhân, thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế quản lý chỉ đạo kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện chính sách thuế, các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.
44
Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế thực hiện triển khai công tác tuyên truyền về chính sách thuế và hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Vụ Hợp tác quốc tế: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế.
Vụ Kiểm tra nội bộ: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác kiểm tra nội bộ; tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành thuế.
Vụ Tổ chức cán bộ: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong ngành Thuế.
Vụ Tài vụ - Quản trị: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác quản lý tài chính, kế toán tài sản và đầu tƣ xây dựng cơ bản trong ngành Thuế.
Văn phòng: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế tổ chức quản lý công tác hành chính, đồng thời thực hiện công tác tài vụ, quản trị tại Tổng cục thuế là đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế.
Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế tổ chức quản lý công tác hành chính Tổng cục thuế Tại phía Nam và là đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế
Vụ Thanh tra: giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực Thuế trong cả nƣớc.
Cục Công nghệ thông tin: Có chức năng giúp Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế thống nhất quản lý hoạt động, phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế của ngành Thuế , xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu ngành Thuế là đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế
Trƣờng Nghiệp vụ thuế: giúp Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế trong công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ Thuế và tổ chức đào tạo lĩnh vực về thuế cho cán bộ trong ngành thuế.
45
Tại địa phƣơng: Cơ quan Thuế đƣợc chia thành cấp tỉnh và cấp huyện, bao gồm 63 cục Thuế tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng và 545 chi cục thuế huyện thị xã thuộc tỉnh.
Cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
46
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
TỔNG CỤC THUẾ Bao gồm: - Các Vụ, đơn vị Bao gồm: - Văn phòng TCT - Văn phòng đại diện T TPCM
Bao gồm:
- Trƣờng nghiệp vụ Thuế - Tạp chí Thuế
- Cục Công nghệ Thông tin Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
ƣơng
Gồm 11 phòng chức năng (đối với Cục thuế TP Hà Nội và Cục thuế TP Hồ Chí Minh)
Gồm 9 phòng chức năng (đối với các Cục thuế còn
lại)
Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Các đội nghiệp vụ
47
c. Yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn
Thực hiện đề án 30 của Thủ tƣớng Chính phủ các đơn vị trong hệ thống đã triển khai cải cách mạnh mẽ các thủ tục, các quy trình đảm bảo theo hƣớng đơn giản, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.
Tổng cục Thuế thực hiện các một số nhiệm vụ sau:
- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế
- Tổ chức, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nƣớc, tổ chức công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật
- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chƣơng trình cải cách hành chính đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Yêu cầu đối với toàn ngành phải phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao: thu ngân sách năm sau tăng trƣởng hơn so với năm trƣớc,