Quản lý quá trình sử dụng tài sản công trong các CQNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5.2. Quản lý quá trình sử dụng tài sản công trong các CQNN

a. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công

Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết vai trò của TSC. Quản lý khâu này là thực hiện quản lý TSC theo mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Quản lý quá trình thu hồi, điều chuyển, bán tài sản từ đơn vị này sang đơn vị khác, quản lý việc bảo dƣỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của TSC, đảm bảo cho việc sử dụng TSC có hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng đƣợc nhu cầu công tác của các cơ quan hành chính. Nội dung khâu này tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Giao tài sản cho các đơn vị, các cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng.

+ Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế quản lý TSC. + Mở sổ sách kế toán theo dõi tình hình biến động của TSC

+ Thực hiện chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột xuất và định kỳ TSC theo quy định của pháp luật

+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng TSC

+ Bảo dƣỡng, sửa chữa TSC theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm sử dụng, + Điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu TSC.

Tài sản công tại các đơn vị bao gồm các loại máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, cũng nhƣ các loại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các tài sản công tại các đơn vị sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém. Do đó, công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc quản lý sử dụng. Quá trình sử dụng tài sản công tại các đơn vị chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật đƣợc đƣa ra

26

trong giai đoạn đầu tƣ, mua sắm. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian sử dụng tùy thuộc đặc điểm, tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản công tại các đơn vị. Quá trình này đều đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đƣợc đơn vị giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị. Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản công tại các đơn vị đƣợc tính từ ngày nhận hay bàn giao tài sản công tại các đơn vị đến khi nó không còn sử dụng đƣợc phải thanh lý.

Quản lý việc sử dụng tài sản công tại các đơn vị phải theo công năng, mục đích nhất định. Những tài sản công tại các đơn vị cần thiết phải có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng đó. Đồng thời, tất cả tài sản công tại các đơn vị phải có chế độ quản lý, sử dụng, trong đó chú ý đến việc đăng kí sử dụng TTB, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản công tại các đơn vị. Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quả cho quản lý, khai thác. Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho công tác mua sắm.

Tiếp đến trong công tác quản lý là việc điều chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có tài sản công tại các đơn vị đối với bộ phận này thì không còn sử dụng đƣợc nhƣng đối với bộ phận khác vẫn có thể sử dụng đƣợc.

Quản lý quá trình sử dụng là cơ sở quan trọng nhằm điều chỉnh và sửa chữa kịp thời mỗi khi bị hƣ hỏng. Do đó, công tác quản lý quá trình sử dụng tài sản công tại các đơn vị có ý nghĩa hết sức lớn trong công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị nói chung. Đây là hoạt động nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống tài sản công tại các đơn vị

Chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý sử dụng tài sản công bao gồm:

- Công suất khai thác, sử dụng các tài sản công hiện tại của đơn vị.

- Mức độ đáp ứng của số lƣợng tài sản công hiện tại so với nhu cầu sử dụng thực tế của từng đơn vị.

27

- Số lƣợng và tỷ lệ % tài sản công không đƣợc sử dụng, vận hành vào hoạt động của đơn vị trong từng thời kỳ.

- Mức độ tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài sản công trong các đơn vị.

b. Quản lý trong khâu sửa chữa, bảo trì tài sản

Quá trình khai thác, sử dụng tài sản công quyết định hiệu quả của tài sản công, chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật đƣợc đƣa ra trong giai đoạn hình thành tài sản. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản. Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản đƣợc tính từ ngày nhận tài sản hay bàn giao tài sản đến khi tài sản không còn sử dụng đƣợc phải thanh lý.

Quản lý tài sản công cần quan tâm đến khâu sửa chữa tài sản công nhằm bảo đảm sử dụng tối ƣu hiệu năng của các tài sản đã đầu tƣ. Theo Quy chế quản lý và sử dụng tài sản quy trình sửa chữa trang thiết bị gồm các bƣớc sau:

+ Bƣớc 1: Lập yêu cầu sửa chữa;

+ Bƣớc 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra; + Bƣớc 3: Tổ chức sửa chữa;

+ Bƣớc 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi sửa chữa và thu hồi trang thiết bị hƣ hỏng;

+ Bƣớc 5: Thanh toán.

Công tác kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý tái sản công có các tiêu chí cần bám theo nhƣ:

+ Tiêu chí 1: Xây dựng quy định và theo dõi việc thực hiện những quy định về việc sử dụng tài sản công;

+ Tiêu chí 2: Theo dõi, kiểm tra kế hoạch mua sắm, bảo quản và bảo dƣỡng các tài sản công;

+ Tiêu chí 3: Kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên hồ sơ, việc bảo quản, bảo trì tài sản công;

28

+ Tiêu chí 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản công. Chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý trong khâu sửa chữa, bảo trì tài sản công tại các đơn vị bao gồm:

- Mức độ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các bƣớc trong quy trình sửa chữa, nâng cấp,... tài sản công của đơn vị

- Quy mô nguồn vốn và tăng trƣởng nguồn vốn cho sửa chữa, bào trì, nâng cấp,. các tài sản công của đơn vị trong từng thời kỳ nhất định.

- Số lƣợng và tỷ lệ tài sản công đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng, nâng cấp,. trong từng thời kỳ.

- Mức độ thƣờng xuyên của việc nâng cấp, sửa chữa, bảo trì,. các tài sản công của đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 34 - 37)