Nguyên tắc quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài sản công

Tài sản công phong phú về chủng loại, mỗi loại có tính năng, công dụng khác nhau, đƣợc phân bổ ở khắp mọi miền đất nƣớc, đƣợc giao cho các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động: quản lý nhà nƣớc, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… từ cấp cơ sở đến các hoạt động ở Trung ƣơng. Do đó, việc quản lý tài sản nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phƣơng, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các

17

hoạt động có tính 14 đặc thù riêng. Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc phù hợp với đặc điểm thứ nhất và đặc điểm thứ hai của tài sản công. Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản nhà nƣớc; Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà hầu hết cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công và các tổ chức khác đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản sử dụng phổ biến). Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phƣơng quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù).

- Thực hiện quản lý tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức. Quản lý tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm thứ nhất, thứ hai và thứ ba của tài sản công; đồng thời để thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tƣợng sử dụng, tránh hiện tƣợng mạnh ai ngƣời đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thƣớc đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản nhà nƣớc của từng đơn vị; mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc. Chính phủ hoặc Chính phủ phân cấp cho Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá trị lớn đƣợc sử dụng phổ biến ở các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công và các tổ chức khác. Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với các tài sản sử dụng phổ biến, các Bộ, ngành, địa phƣơng quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản sử dụng có tính đặc thù.

18

- Thực hiện phân cấp quản lý tài sản nhà nƣớc. Phân cấp quản lý tài sản nhà nƣớc để đảm bảo việc quản lý tài sản nhà nƣớc phù hợp với đặc điểm thứ ba của tài sản nhà nƣớc; đồng thời cũng đƣợc xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế - xã hội giữa Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa phƣơng, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành về việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản; về xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý tài sản nhà nƣớc …

- Quản lý tài sản nhà nƣớc phải gắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc. Xuất phát từ “tài sản nhà nƣớc là những tài sản đƣợc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc…” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo (trừ một số trƣờng hợp cá biệt); do đó, việc quản lý tài sản nhà nƣớc phải gắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc. Hay nói một cách khác, quản lý tài sản nhà nƣớc là quản lý ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc chuyển hoá thành hiện vật - tài sản. Quản lý tài sản nhà nƣớc phải gắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc có nghĩa là mọi cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản nhà nƣớc phải phù hợp với quy định về quản lý ngân sách nhà nƣớc, việc trang bị tài sản nhà nƣớc cho các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức khác phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nƣớc và đƣợc lập dự toán, chấp hành dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 25 - 27)