Quản lý quá trình hình thành tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản

Quá trình hình thành tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc thực hiện việc đầu tƣ, mua sắm và trang cấp tài sản công cho các đơn vị.

- Khi cơ quan đƣợc thành lập, cùng với quy định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức, cơ quan đƣợc cấp một số tài sản gồm: Trụ sở làm việc, phƣơng tiện đi lại và các tài sản khác… Bên cạnh tài sản đƣợc cấp, cơ quan đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm tài sản từ nguồn NSNN hoặc các nguồn khác đƣợc phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao đơn vị lập kế hoạch bổ sung tài sản hàng năm đƣợc thực hiện nhƣ sau: Mua sắm từ nguồn NSNN hoặc các nguồn khác đƣợc phép sử dụng của pháp luật, tiếp nhận tài sản từ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác hoặc thu hồi từ các dự án đã kết thúc.

- Quá trình hình thành tài sản công gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trƣơng và thực hiện đầu tƣ mua sắm tài sản công. Sau khi có chủ trƣơng, việc đầu tƣ, mua sắm tài sản đƣợc thực hiện theo quy định về quản lý đầu tƣ xây

22

dựng cơ bản và mua sắm tài sản công do thủ tƣớng Chính phủ quy định. Toàn bộ tài sản này đƣợc quản lý theo quy chế do cơ quan xây dựng trên cơ sở chế độ của nhà nƣớc quy định và đặc thù hoạt động của cơ quan. Công tác mua sắm tài sản đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Thực hiện mua sắm những tài sản thực sự cần thiết phục vụ công tác chuyên môn, đảm bảo tiết kiệm cho NSNN.

+ Tuân thủ Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn.

+ Đảm bảo tiến độ mua sắm phục vụ nhu cầu sử dụng kịp thời.

+ Đảm bảo tài sản mua sắm có chất lƣợng tốt đáp ứng yêu cầu công việc. Công tác quản lý tài sản công đều nhằm hƣớng tới tính hiệu quả, hiệu quả đƣợc xem xét ở mỗi khâu, mỗi công đoạn và từng công việc đƣợc giao. Quản lý tài sản công đƣợc thực hiện theo những tiêu chí nhất định nhằm quản lý chặt chẽ hiệu quả theo đúng chính sách chế độ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo tiết kiệm.

Quá trình các đơn vị sẽ quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm. Đối với tài sản công việc quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm tài sản phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tƣ, xây dựng, mua sắm tài sản của từng đơn vị; xác định nhu cầu vốn cho đầu tƣ mua sắm tài sản đƣợc ghi vào dự toán ngân sách hàng năm. Sau khi có chủ trƣơng đầu tƣ, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tƣ, mua sắm tài sản phải đƣợc thực hiện theo quy định về đầu tƣ và xây dựng, quy định về mua sắm tài sản công.

Với lý thuyết sự lựa chọn tối ƣu trong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý tài sản công dần hƣớng tới mô hình tối ƣu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu-chi phí và hiệu quả, dù rằng tài sản công không có doanh thu bằng tiền nhƣ tài sản của doanh nghiệp, nhƣng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở lƣợng hoá lợi ích. Mô hình đi thuê tài sản công, hay mua sắm mới từ bên ngoài chỉ thực sự hiệu quả khi xem xét trên phƣơng diện lợi ích chi phí

23

này. Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý, giá đi thuê...và kết hợp với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nƣớc quyết định một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp của thị trƣờng bất động sản, nhƣ dịch vụ thuê văn phòng công sở, cùng với yêu cầu xây dựng luận chứng kỹ thuật với các chỉ tiêu có tính kỹ thuật NPV,... đây là một sự lựa chọn định lƣợng có tính tối ƣu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang cung cấp... Nhƣ vậy quản lý quá trình hình thành tài sản công là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản công nếu đƣợc hình thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ đƣợc quản lý và khai thác sau này hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá đƣợc tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản công sau này.

Quản lý khâu lập kế hoạch mua sắm là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tƣ tài sản công, theo đó phải xác định đƣợc các căn cứ lập kế hoạch mua sắm tài sản công, các thủ tục và phƣơng pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm tài sản công hàng năm cho đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đầu tƣ theo kế hoạch của các đơn vị

Tiêu chí đánh giá quản lý quá trình hình thành tài sản công tại các đơn vị đƣợc đánh giá dựa trên:

- Mức độ tuân thủ các bƣớc trong quy trình quyết định hình thành tài sản công của đơn vị: Đây là tiêu chí định tính phản ánh sự tuân thủ các nội dung trong quy trình quyết định hình thành tài sản công nhƣ đơn vị có lập kế hoạch đầu tƣ tài sản công không? Căn cứ lập kế hoạch đầu tƣ tài sản công có đầy đủ không?

Đầu tƣ mua sắm tài sản công là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng tài sản công ở các đơn vị. Những năm gần đây, việc tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm tài sản công đã quan tâm và tạo nhiều điều kiện

24

về kinh phí.

Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tƣ tài sản công đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng tài sản công cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồn vốn khác nhau. Các nguồn vốn đầu tƣ cho việc mua sắm tài sản công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động của đơn vị.

Quản lý nguồn nhập tài sản công: Xác định chính xác nguồn nhập tài sản công sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, số lƣợng và chất lƣợng các tài sản công đƣợc đƣa vào sử dụng tại đơn vị. Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý tài sản công.

Quản lý tài sản công theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản công, đơn vị sẽ lên kế hoạch mua sắm tài sản công cho đơn vị mình. Từ đó, giúp công tác quản lý tài sản công có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng mục đích sử dụng.

Sau khi có chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm, việc thực hiện đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các đơn vị phải đƣợc thực hiện theo quy định về đầu tƣ và xây dựng, mua sắm tài sản công. Cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, quy phạm pháp luật để quyết định cho quá trình hình thành hay đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các đơn vị.

Nhƣ vậy, quản lý quá trình đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các đơn vị là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định các khâu tiếp theo. Tài sản công của các đơn vị nếu đƣợc hình thành có cơ sở khoa học, thiết thực sẽ đƣợc quản lý và khai thác sau này có hiệu quả. Đồng thời, thông qua quá trình đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các đơn vị sẽ đánh giá đƣợc tính cấp thiết, thực trạng quản lý ngân sách của đơn vị.

Chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý đầu tƣ, mua sắm tài sản công tại các đơn vị bao gồm:

- Tổng mức vốn đầu tƣ cho mua sắm tài sản công của các đơn vị.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho mua sắm tài sản công của các đơn vị

25

trong từng giai đoạn cụ thể.

- Số lƣợng tài sản công đƣợc mua sắm, hình thành mới trong từng thời kỳ.

- Mức độ tuân thủ quy trình mua sắm tài sản công: trong quá trình đầu tƣ tài sản công tại các đơn vị, cần tuân thủ đúng quy trình các bƣớc đầu tƣ nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong quá trình đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 30 - 34)