Quản lý quá trình kết thúc tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5.3. Quản lý quá trình kết thúc tài sản

a. Thu hồi tài sản công:

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Nghị định có liên quan của Chính phủ quy định các trƣờng hợp thu hồi tài sản công và thẩm quyền thu hồi tài sản công nói chung, trong các cơ quan Nhà nƣớc nói riêng. Trong quá trình quản lý tài sản công, cần lƣu ý quản lý chặt chẽ trình tự, thu hồi tài sản công nhƣ sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của CQNN có thẩm quyền, CQNN đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản công bị thu hồi phải thực hiện chuyển giao đầy đủ tài sản công bị thu hồi theo quy định.

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện thu hồi tài sản công.

+ Bộ Tài chính tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản công thuộc phạm vi ủy quyền của Nhà nƣớc và Chính phủ.

+ Bộ, cơ quan Trung ƣơng tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản công thuộc phạm vi quản lý, thu hồi.

+ Cơ quan tài chính địa phƣơng tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản công thuộc phạm vi địa phƣơng quản lý, thu hồi.

b. Điều chuyển tài sản công

29

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Nghị định có liên quan của Chính phủ quy định các trƣờng hợp điều chuyển và thẩm quyền điều chuyển tài sản công. Cơ quan tài chính, cơ quan quản lý công sản và các cơ quan chức năng khác có liên quan cần tập trung quản lý trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công ở các nội dung sau đây:

Cơ quan Nhà nƣớc có tài sản cần điều chuyển phải lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi CQNN có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị điều chuyển gồm:

+ Công văn đề nghị điều chuyển tài sản công (của cơ quan có tài sản). + Công văn đề nghị đƣợc tiếp nhận tài sản của cơ quan nhận tài sản. + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.

+ Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển tài sản.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ra quyết định điều chuyển tài sản công, CQNN có tài sản điều chuyển và nhận tài sản điều chuyển thực hiện đúng quy định về bàn giao, tiếp nhận tài sản, hạch toán giảm, tăng tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản. Trƣờng hợp điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan tài nguyên và môi trƣờng có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ về quyền sử dụng đất.

c. Bán tài sản công

- Các trƣờng hợp bán tài sản công trong cơ quan Nhà nƣớc:

+ Cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, sử dụng không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức, chức năng nhiệm vụ và các nguyên nhân khác mà không xử lý theo phƣơng thức thu hồi, điều chuyển tài sản.

+ Quá trình sử dụng tài sản công không có kết quả.

+ Cơ quan Nhà nƣớc thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan mình theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Thẩm quyền

30

quyết định bán tài sản công: Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định bán trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của các CQNN thuộc Trung ƣơng quản lý theo đề nghị của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng.

+ Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản không phải là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất của các CQNN thuộc phạm vi quản lý.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định bán Tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng. Riêng việc bán tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

- Phƣơng thức bán tài sản công: Mọi trƣờng hợp bán tài sản công đều phải tuân theo các phƣơng thức quy định sau:

+ Đấu giá công khai + Bán chỉ định

Cần quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định về xác định giá khởi điểm, giá bán, hồ sơ đề nghị bán tài sản công, quyết định bán tài sản công của cơ quan có thẩm quyền và các quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản công, hạch toán giảm tài sản công và báo cáo kê khai biến động tài sản công.

Đặc biệt, phải quản lý chặt chẽ tiền thu đƣợc từ bán tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, đƣợc nộp vào NSNN theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc. Các chi phí hợp lý đó là: chi phí kiểm kê tài sản, đo vẽ nhà, đất; chi phí định giá và thẩm định giá tài sản, chi phí tổ chức bán đấu giá, các chi phí hợp lý khác có liên quan.

Trƣờng hợp CQNN có dự án đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đƣợc phép sử dụng số tiền thu đƣợc (sau khi trừ chi phí hợp lý) đƣợc để lại để thực hiện dự án đầu tƣ theo quy định của pháp luật.

d. Thanh lý tài sản công

31

- Theo quy định, các trƣờng hợp sau đây CQNN đƣợc phép thanh lý tài sản công:

+ Tài sản đã sử dụng vƣợt quá thời gian sử dụng theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.

+ Tài sản bị hƣ hỏng không thể sử dụng đƣợc hoặc việc sửa chữa không hiệu quả.

+ Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tƣ hoặc theo quy hoạch của Nhà nƣớc.

- Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công.

+ Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công của các cơ quan Nhà nƣớc thuộc địa phƣơng quản lý.

- Cơ quan tài chính, cơ quan quản lý công sản và các cơ quan chức năng liên quan cần quản lý chặt chẽ, kiểm tra giám sát bảo đảm việc chấp hành đúng trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công và quy định về quản lý, sử dụng tiền thu đƣợc từ thanh lý tài sản công. Riêng việc tổ chức thanh lý tài sản công theo 2 phƣơng thức: bán và phá dỡ, hủy bỏ, cần coi trọng quản lý một số vấn đề quan trọng sau:

+ Xác định giá khởi điểm và tổ chức bán đấu giá tài sản thanh lý, xác định giá bán và tổ chức bán chỉ định tài sản thanh lý theo đúng quy định.

+ Nếu tổ chức thanh lý tài sản công theo phƣơng thức phá dỡ, hủy bỏ: Trƣờng hợp phá dỡ trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá (theo sổ kế toán) từ 1 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý theo quy định.

+ Nếu tổ chức thanh lý tài sản công theo phƣơng thức bán chỉ định (ngoài bán đấu giá) chỉ áp dụng trƣờng hợp tài sản công đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất, phƣơng

32

tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản phải đánh giá lại, nếu giá trị còn lại (theo đánh giá lại) dƣới 50 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thì đƣợc bán chỉ định. Hoặc trƣờng hợp đã hết thời hạn đã ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có 1 tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản công và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại cơ quan tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 37 - 41)