Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức về công tác ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

các ngành, nhằm cụ thể hóa các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc tại Luật Phòng, chống ma túy và Luật XLVPHC.

1.3.2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức về công tác cai nghiện ma túy bắt buộc nghiện ma túy bắt buộc

Để tăng cường năng lực cho lực lượng làm công tác cai nghiện ma túy bắt buộc, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy, lực lượng các cơ quan chuyên trách về cai nghiện ma túy, đặc biệt là các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.

Theo Điều 39 Luật Phòng, chống ma túy quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối, tham mưu chính giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy với các trách nhiệm [23]:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

3. Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

4. Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở quản lý sau cai nghiện; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

Quyết định số 789/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, quy định Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật [3].

Ở địa phương, UBND các cấp nơi có người nghiện ma túy có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy tại địa phương; chỉ đạo cơ quan lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng [23].

Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, quy định cơ sở cai nghiện ma túy công lập là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có các chức năng gồm: tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức tiếp nhận người sử dụng, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; tổ chức điều trị thay thế [4].

UBND tỉnh có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2018. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập cơ sở xã hội để tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng định mức số lượng người làm việc theo Khoản 3, Điều 7 Thông tư này. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ sở cai nghiện ma túy công lập hàng năm căn cứ số lượng học viên để xây dựng, điều chỉnh số lượng người làm việc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Số lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và kiêm nhiệm tham gia công tác cai nghiện ma túy rất lớn, nhưng số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về công tác cai nghiện còn rất ít, hầu hết vừa làm vừa học, làm theo kinh nghiệm, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý của cơ sở cai nghiện ma túy chưa được đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ. Trước tình hình tệ nạn nghiện ma túy phức tạp, các yêu cầu về đổi mới công tác cai nghiện, nhu cầu đào tạo cán bộ có chuyên môn về công tác cai nghiện ma túy đặt ra rất cấp thiết. Ngày 28 tháng 4 năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2016/TT-BLĐTBXH về

Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy. Theo đó, Khung chương trình đào tạo này quy định chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy; Khung chương trình này áp dụng cho thủ trưởng cơ sở đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cấp chứng chỉ về tư vấn điều trị nghiện ma túy. Mục đích của Khung chương trình này quy định về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức làm cơ sở giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chất lượng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy; Khung chương trình là căn cứ để cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy; cung cấp kiến thức và kỹ năng về tư vấn điều trị nghiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy để thực hiện mục tiêu cai nghiện ma túy, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình hiện nay.

Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở cai nghiện, việc thực hiện quy trình cai nghiện được đảm bảo. Tại cộng đồng, nhiều địa phương đã quan tâm đến công tác quản lý người cai nghiện, hỗ trợ dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm... Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện phục hồi không ngừng phát triển. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình ma túy ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều loại ma túy mới, công tác đào tạo nguồn nhân lực cai nghiện phục hồi đang đứng trước khó khăn và thách thức mới. Đặc biệt là các tư vấn viên, trang bị cho các cán bộ điều trị nghiện những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ người đi cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm cũng như kết nối các dịch vụ chăm sóc sau điều trị.

Một thực tế hiện nay, đó là cả nước chưa có trường hoặc cơ sở chuyên đào tạo về lĩnh vực cai nghiện phục hồi, do vậy, công tác nâng cao năng lực cho cán bộ chủ yếu thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày, theo chuyên đề, không cơ bản. Chưa có tiêu chuẩn chuyên môn đối với cán bộ quản lý cai nghiện. Do vậy,

không tránh khỏi việc chắp vá về kiến thức đối với nhiều cán bộ, chưa kể việc phân công làm việc tại các cơ sở cai nghiện nhiều khi không đúng với chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)