Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc tại thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 105)

túy bắt buộc tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc nghiện ma túy bắt buộc

Thể chế QLNN về hoạt động cai nghiện bắt buộc cần được hoàn thiện theo các giải pháp, kiến nghị, đề xuất sau:

Một là, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và Luật XLVPHC để quy định thống nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn:

Sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy tại Luật Phòng, chống ma túy cho phù hợp với Luật XLVPHC.

Ban hành Nghị quyết quy định về việc cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

Quy định việc có hay không có tiếp tục quản lý sau cai nghiện ma túy theo Luật Phòng, chống ma túy.

Sửa đổi Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy theo hướng không bắt buộc phải áp dụng biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho người nghiện ma túy tổng hợp.

Cho phép Thủ trưởng các cơ quan tham gia lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLVPHC (Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng Công an, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) được giao ủy quyền hay ủy quyền cho cấp phó như trong thực hiện thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính.

Sửa đổi quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC theo hướng không quy định đối tượng phải trải qua biện pháp “tiền đề” - Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đồng thời sửa đổi quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại Khoản 4 Điều 90 của Luật XLVPHC theo hướng loại trừ việc áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy do không thật sự phù hợp và không hiệu quả.

Hai là, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu bổ sung tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị các chất ma túy như: Ketamine, Cocaine, Cần sa, Bồ đà và các chất hướng thần khác; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3556/QĐ-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng amphetamine” và Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương; đồng thời có quy định cụ thể trách nhiệm của

cơ quan, cá nhân trong việc đảm bảo sự có mặt của người nghiện ma túy trong thời gian xác định tình trạng nghiện và kinh phí thực hiện.

Ba là, kiến nghị Bộ Nội vụ căn cứ thực tiễn tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong các địa phương hiện nay và kế thừa quy định tại Quyết định số 770-TTg ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, chính sách đối với thanh niên xung phong, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về thẩm quyền thành lập, giải thể, quản lý thanh niên xung phong ở địa phương theo hướng: “Thanh niên xung phong ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, giải thể, quản lý hoặc giao Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp quản lý”. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các địa phương tổ chức, vận hành mô hình Thanh niên xung phong tham gia nhiệm vụ quản lý công tác cai nghiện ma túy bắt buộc phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương.

Bốn là, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung vị trí pháp lý đối với Lực lượng TNXP trong vai trò chỉ đạo, quản lý đối với cơ sở cai nghiện ma túy công lập quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, đảm bảo phù hợp với quy định về nhiệm vụ của thanh niên xung phong trong tham gia thực hiện công tác cai nghiện ma túy được quy định tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với Thanh niên xung phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc tại thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)