Khái quát về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Khái quát về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2.1.2.2.Về đặc điểm

Công chức cấp huyện trên địa bàn huyện Ea Súp hầu hết là dân cƣ bản địa, sinh sống tại địa phƣơng, một số ở địa phƣơng khác tới làm việc thông quá quá trình tuyển dụng. Do cùng sinh sống trong cùng một cộng đồng trong một thời gian dài nên phần lớn trong số họ có quan hệ dòng tộc, có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Chính vì thế, trong bản thân mỗi ngƣời công chức cấp huyện có các yếu tố: ngƣời dân, ngƣời cùng họ, cùng làng, ngƣời đại diện cộng đồng và ngƣời đại diện nhà nƣớc vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi

phối hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân – cộng đồng – nhà nƣớc.

Hầu hết công chức cấp huyện vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất, kinh doanh gắn bó với ruộng vƣờn, trang trại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… cùng với gia đình. Nguồn thu nhập của họ không chỉ từ lƣơng, thƣởng, phụ cấp mà còn cả từ quá trình sản xuát, kinh doanh. Nhiểu trƣờng hợp, thu nhập chính là từ quá trình sản xuất, kinh doanh.

Huyện Ea Súp có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Điều kiện, môi trƣờng, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, kinh phí hoạt động cho công chức huyện vẫn chƣa đảm bảo.

2.1.2.3.Về số lượng, cơ cấu

Năm 2014, UBND huyện Ea Súp có 101 công chức và giảm còn 99 công chức vào năm 2018 đang công tác tại 13 cơ quan chuyên môn của UBND huyện Ea Súp. Ủy ban hiện nay có 21,65% là nữ, 8,24% công chức là dân tộc thiểu số, 86,6% công chức là Đảng viên.

2.1.2.4.Về độ tuổi

Bảng 2. 1. Thống kê độ tuổi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp đến ngày 31/12/2018

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dƣới 30 tuổi 10 10,10 Từ 31 đến 40 tuổi 37 37,38 Từ 41 đến 50 tuổi 30 30,30 Trên 50 tuổi 22 22,22 Tổng cộng 99 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ea Súp)

Hầu hết công chức có tuổi đời trung niên từ 31 đến 50 chiếm 67,68% là những ngƣời có kinh nghiệm trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống. Đây

là một thuận lợi lớn đối với công tác cán bộ, vừa đảm bảo nguồn kế cận, vừa đảm bảo quy hoạch lâu dài để đảm nhận công tác lãnh đạo về sau. Bên cạnh đó, công chức tuổi dƣới 30 chỉ có 10,10% chủ yếu là những công chức mới đƣợc tuyển dụng năm 2016, 2017 kinh nghiệm chƣa có, cần đƣợc đào tạo bồi dƣỡng để thay thế lớp công chức trên 50 tuổi chiếm đến 22,22% làm công tác kiểm tra, giám sát và đi thực tế tại địa bàn xã, buôn.

Bảng 2. 2. Thống kê thâm niên công tác công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp đến ngày 31/12/2018

Thâm niên công tác Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Dƣới 5 năm 14 14,14

Từ 5 – 10 năm 20 20,20

Từ 11 – 15 năm 30 30,30

Trên 15 năm 35 35,36

Tổng cộng 99 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ea Súp)

Tại các cơ quan chuyên môn chuyên môn thuộc UBND huyện Ea Súp có lực lƣợng công chức dày dặn kinh nghiệm cả về công việc và cuộc sống trên 10 năm chiếm 65,66% là một nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của huyện Ea Súp.

2.1.2.5.Về trình độ

a. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ea Súp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên và trình độ đại học qua các năm tăng dần. Điều này cho thấy lãnh đạo huyện khyến khích, tạo điều kiện cho công chức học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức cử đi học hoặc bố trí thời gian để công chức tự đi học nâng cao trình

b. Trình độ lý luận chính trị

Đến hết năm 2018 công chức huyện có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm hơn 50% công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ea Súp và đang đƣợc bồi dƣỡng cả về trung cấp lẫn cao cấp lý luận chính trị qua từng năm. Huyện Ea Súp là một huyện biên giới, tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức về pháp luật, ý thức về quốc gia, quốc giới còn nhiều hạn chế; đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Lãnh đạo huyện rất quan tâm và tạo điều kiện cho công chức đƣợc bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị để giữ vững lập trƣờng của Đảng và thực hiện theo mục tiêu Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

c. Trình độ quản lý nhà nƣớc

Số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ea Súp đƣợc đào tạo về trình độ quản lý nhà nƣớc chiếm hơn 50% công chức huyện, tuy nhiên, chuyên viên cao cấp vẫn chƣa có ai. Hiện nay, thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo huyện tạo điều kiện để công chức huyện đƣợc đi đào tạo, bồi dƣỡng trình độ quản lý nhà nƣớc để nâng cao kiến thức về quản lý nhà nƣớc, nâng cao kỹ năng phƣơng pháp giải quyết vấn đề nhằm tham mƣu giải quyết các vụ việc thực tế đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục quy định.

d. Trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số

Do sự phát triển của công nghệ thông tin và xuất phát từ thực tế công việc đòi hỏi công chức huyện phải chủ động trau dồi tin học và ngoại ngữ. Cho dù là một huyện biên giới nhƣng trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ea Súp đạt tỉ lệ rất cao đến 91,92% công chức có chứng chỉ tin học nhƣng 98% công chức sử dụng đƣợc máy tính để soạn thảo văn bản và xử lý công vụ trên máy

tính. Các công chức biết truy cập thông tin trên internet, sử dụng thƣ điện tử, sử dụng mạng nội bộ,…Trình độ tin học của công chức về cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc.

Hơn 70% công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, tuy nhiên do tính chất công việc gần nhƣ không sử dụng đến tiếng anh nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của công chức rất thấp. Bên cạnh đó, Ea Súp là một huyện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44% tổng dân số toàn huyện. Do đó việc biết tiếng dân tộc thiểu số là rất cần thiết để phục vụ công tác có hiệu quả cao hơn. Một số công chức thƣờng xuyên phải tiếp xúc với ngƣời dân nên phải am hiểu phong tục tập quán của đồng bào và sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thành thạo để giao tiếp với dân tạo ra sự gần gũi với đồng bào, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân, thuận lợi cho công tác quản lý dân cƣ, quản lý kinh tế, xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)