Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cơ quan chuyên môn

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1.1 Khái niệm công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Khái niệm công chức

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ Công chức 2008 thì“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[20, tr.8].

Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện gồm những ngƣời đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những ngƣời là công chức nhƣ sau [2, tr.3]:

- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và ngƣời làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và ngƣời làm việc trong văn phòng UBND quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;

- Ngƣời giữ chức vụ cấp trƣởng, cấp phó và ngƣời làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Nhƣ vậy, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

1.2.1.2. Đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có đầy đủ những đặc điểm của công chức nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có một số đặc điểm riêng.

Thứ nhất: công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là những ngƣời làm việc trong cơ quan hành chính nhà nƣớc, không những là ngƣời chấp hành luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc cấp trên mà còn là ngƣời thực thi và bảo vệ pháp luật.

Thứ hai, địa bàn hoạt động của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không rộng nhƣng thƣờng rất phức tạp, đòi hỏi sự sâu sát của công chức.

Thứ ba, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có mối quan hệ công tác phức tạp với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên, với các lãnh đạo ở UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đồng thời, trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp

vụ đối với chính quyền và công chức xã. Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện còn tác động đến cấp xã.

Thứ tƣ, hoạt động công vụ của công chức chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện nhƣng đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn trự thuộc UBND tỉnh. Đây chính là tính chất hai chiều trực thuộc, vì thế quản lý nhà nƣớc của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phải đảm bảo đồng thời hiệu quả quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

Thứ năm, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện không nhiều, đa số ở ngạch chuyên viên, cán sự và nhân viên. Số lƣợng công chức ở chuyên viên chính rất ít vì thế khi ra đƣa ra giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phải gắn liền vị trí ngạch mà họ đang đảm nhận để đƣa ra giải pháp hợp lý.

1.2.1.3. Vai trò của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Công chức của UBND huyện có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy HCNN trên địa bàn huyện; đƣa đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống.

Công chức của UBND huyện là lực lƣợng quan trọng vận hành cỗ máy HCNN, giúp guồng máy hành chính hoạt động thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng là “xƣơng sống” của chính quyền.

Công chức của UBND huyện có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực của đƣờng lối thể chế của giai cấp cầm quyền.

Công chức có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng Nhà nƣớc và bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)