Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ea Súp, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ea Súp, tỉnh

2.1. Tổng quan về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Ea Súp nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70km theo tỉnh lộ 1, có tọa độ địa lý từ 13o

5’ – 13o 25’ vĩ độ bắc và từ 107o 01’ – 108o

03’ kinh độ đông. Huyện có địa giới hành chính: phía Đông giáp hai huyện Ea H’Leo, Cƣ M’gar, phía Tây giáp nƣớc CamPuChia, phía Nam giáp huyện Buôn Đôn, phía Bắc giáp huyện Chƣ Prông, tỉnh Gia Lai.

Huyện Ea súp đƣợc thành lập năm 1977 theo Nghị định số 230/NĐ-CP ngày 30/8/1977 của Chính phủ; Huyện có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Ea Súp và 09 xã.

Huyện có Quốc lộ 14c từ tỉnh Kon Tum qua Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, đoạn qua huyện Ea Súp dài 30km, tỉnh lộ 1 nối liền huyện Ea Súp với huyện Buôn Đôn, Thành phố Buôn ma Thuột,… là điều kiện thuận lợi để huyện giao lƣu với các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống giao thông đang xuống cấp, hƣ hỏng nặng, đƣờng xá đi lại gặp nhiều khó khăn.

Khí hậu: Huyện Ea Súp chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng.

Lượng mua trung bình thấp Tổng lƣợng mƣa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lƣợng mƣa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là 91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.

Thủy văn, sông suối: Nằm trên khu vực hạ lƣu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Súp có mạng lƣới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/ km2, nhƣng hầu hết chỉ có nƣớc vào mùa mƣa.

Tài nguyên thiên nhiên: Huyện Ea Súp còn là nơi có nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn là 124.664,93 ha, độ che phủ rừng đạt 73%[6].

2.1.1.2.Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội a. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng bình quân từ 16,5% trở lên. Cơ cấu kinh tế bình quân: Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 52%; Công nghiệp – xây dựng 18%; Thƣơng mại dịch vụ chiếm 30%. Thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 23,44 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá năm 2010) năm 2018 ƣớc khoảng 23,52 triệu đồng, tăng 1,6 triệu đồng so với năm 2015, bằng 89,42% nghị quyết nhƣng thấp hơn so với bình quân các huyện trong tỉnh.

Tổng diện tích gieo trồng của toàn huyện tiếp tục đƣợc nâng lên trong đó: diện tích cây hàng năm 37.943 ha; diện tích cây lâu năm 15.896 ha.

b. Điều kiện văn hóa – xã hội

Dân số toàn huyện là 68 nghìn ngƣời tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,4%, gồm 28 dân tộc (chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 58%, dân tộc thiểu số chiếm gần 39%), trong đó xã Cƣ Kbang có 100% là ngƣời dân tộc Tày. Mật độ dân số bình quân 36,5 ngƣời/km2 (thấp hơn mức trung bình của tỉnh 47,7 ngƣời/km2), dân cƣ của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, đa số tập trung với mật độ cao tại thị trấn Ea Súp và khu vực trung tâm nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế với hệ thống hạ tầng cơ sở

Văn hóa: Huyện Ea Súp có nền văn hóa lâu đời độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của 28 dân tộc anh em, với những sắc thái riêng biệt của từng dân tộc. Trong quá trình phát triển giao lƣu, văn hóa các dân tộc ở Ea Súp đƣợc hòa nhập với nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng của văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Văn hóa các dân tộc ở Ea Súp thể hiện rõ nét qua văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất. Nhiều những phong tục tập quán lạc hậu đƣợc xóa bỏ. Đồng bào tích cực tham gia vào hoạt động văn hóa, xã hội theo đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện vận động xây dựng Buôn làng văn hóa, tạo nên một cộng đồng văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa lƣu giữ văn hóa truyền thống, vừa từng bƣớc giao lƣu hòa nhập và phát triển văn hóa hiện đại [6].

2.1.1.3.Đánh giá chung

a. Thuận lợi

-Huyện Ea Súp là một huyện có tài nguyên rừng phong phú. -Huyện có mạng lƣới sông suối với mật độ dày.

-Huyện có Quốc lộ 14c từ tỉnh Kon Tum qua Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, đoạn qua huyện Ea Súp dài 30km, tỉnh lộ 1 nối liền huyện Ea Súp với huyện Buôn Đôn, Thành phố Buôn ma Thuột,… là điều kiện thuận lợi để huyện giao lƣu với các huyện trong tỉnh.

b. Khó khăn, tồn tại

-Ea Súp là một huyện biên giới có vị trí cách xa Thành phố Buôn Ma Thuột nên việc giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn.

-Đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, sản xuất chủ yếu du canh, du cƣ, đốt rẫy làm nƣơng, khai thác lâm sản để trao đổi lƣơng thực, đời sống của đồng bào còn nghèo đói, lạc hậu.

-Cơ sở vật chất hầu nhƣ không có gì, hệ thống giao thông xuống cấp, nền kinh tế thấp kém lạc hậu.

-Trình độ dân trí còn thấp, nạn mù chữ và tái mù chữa còn khá phổ biến. -Tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có nhiều văn hóa, phong tục cần chú ý.

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ea Súp nhƣ trên có ảnh hƣởng nhất định đến động lực làm việc của công chức cấp huyện:

-Đời sống ngƣời dân cũng nhƣ công chức còn gặp nhiều khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất làm việc cũng nhƣ mức độ an tâm với công việc của công chức.

-Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giao thông gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng nhƣ làm việc của công chức.

-Khí hậu khắc nghiệt cùng với áp lực công việc cũng làm mọi ngƣời cảm thấy không thoải mái, họ dễ cáu gắt, khó kiềm chết đƣợc cảm xúc hơn khi làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)