Động lực làm việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Động lực làm việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

ban nhân dân cấp huyện

1.2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Từ khái niệm về động lực làm việc của công chức nói chung và từ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có thể đƣa ra khái niệm động lực làm việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nhƣ sau:

Động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là sự thúc đẩy công chức làm việc hăng say, giúp cho họ phát huy đƣợc trình độ, năng lực và kỹ năng cùng với sức mạnh tiềm tàng bên trong của mình, vƣợt qua đƣợc những thách thức, khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

1.2.2.2. Biểu hiện động lực làm việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Động lực làm việc có ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả công việc của công chức. Nếu công chức thiếu động lực lao động làm việc sẽ dấn đến kết quả, thành tích không tốt và ngƣợc lại. Song, động lực làm việc của công chức chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, chúng ta rất khó có thể đánh giá, xác định đƣợc một cách trực tiếp động lực của lao động, mà chỉ có thể xác định động lực thông qua những biểu hiện của nó nhƣ: sự tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc của công chức. Để đánh giá động lực của công chức chúng ta có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

a. Mức độ tham gia vào công việc -Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc

Bên cạnh quản lý theo hiệu quả công việc cơ quan hành chính nhà nƣớc còn quản lý cả thời gian hành chính của công chức, theo giờ hành chính phục

vụ các dịch vụ công cho nhân dân. Vì vậy, khi đánh giá biểu hiện động lực làm việc của công chức cũng có thể căn cứ vào việc công chức có sử dụng hết thời gian làm việc của mình để hoàn thành công việc hay không.

Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc là tỉ lệ (%) giữa thời gian làm việc thực tế của ngƣời lao động và thời gian làm việc theo quy định.

+ Thời gian làm việc thực tế là thời gian thực tế làm việc bình quân trong ngày hoặc thời gian thực tế làm việc của ngƣời lao động để hoàn thành công việc hay nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Thời gian làm việc theo quy định là thời gian làm việc tính theo giờ hành chính (8 giờ một ngày) hoặc thời gian đƣợc quy định để hoàn thành công việc hay nhiệm vụ đƣợc giao.

-Mức độ nỗ lực thực hiện công việc

Mức độ nỗ lực thực hiện công việc là chỉ tiêu phản ánh mức độ tích cực, hăng say, nhiệt tình trong thực hiện công việc của ngƣời lao động; phản ánh mức độ tiêu hao sức lực (cả thể lực và trí lực) của ngƣời lao động để hoàn thành công việc đƣợc giao. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc cao hay thấp còn thể hiện cƣờng độ lao động của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc đƣợc giao.

-Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao

Mức độ hoàn thành công việc thể hiện chính xác hiệu quả, kết quả công việc đƣợc giao. Từ đó giúp lãnh đạo đánh giá đƣợc ý thức cũng nhƣ trình độ của công chức.

Thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc quy định Hiệu suất sử dụng

Mức độ hoàn thành công việc đƣợc giao là tỷ lệ (%) giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành và khối lƣợng công việc đƣợc giao trong khoảng thời gian nhất định.

b. Mức độ quan tâm đến công việc -Sự yêu thích công việc

Là sự yêu thích, quan tâm đến công việc đƣợc giao, nó thể hiện ngƣời lao động đƣợc làm côn việc yêu thích, khi đó họ yêu cả những khó khăn do công việc đặt ra. Chính sự khó khăn mới tạo ra lý thú nên có thể kích thích thêm lòng yêu nghề, khiến cho ngƣời lao động hứng thú học hỏi, phát triển kiến thức, kỹ năng. Ngƣợc lại, lao động có tính miễn cƣỡng, làm vì buộc phải làm sẽ ức chế mọi hoạt động, suy nghĩ, làm cho ngƣời lao động chóng mệt mỏi và tất nhiên sẽ giảm năng suất và kém hiệu quả.

-Mức độ yên tâm với công việc

Mức độ yên tâm làm việc là chỉ tiêu phản ánh mức độ hài lòng, thỏa mãn của ngƣời lao động với vị trí công việc hiện tại. Nếu ngƣời lao động yên tâm làm việc thì họ sẽ nhiệt tình, hăng say, tận tụy hơn với công việc. Ngƣợc lại, nếu ngƣời lao động không yên tâm làm việc, sự nhiệt tình, hăng say, tận tụy của họ trong công việc sẽ giảm dần. Nếu tình trạng này kéo dài, ngƣời lao động sẽ có cảm giác bất an, chán nản và có thể sẽ bỏ việc hoặc thay đổi công tác đến đơn vị khác khi đó động lực của ngƣời lao động sẽ bị triệt tiêu.

-Mức độ hài lòng với công việc

Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng việc tạo ra sự hài lòng của ngƣời lao động sẽ ảnh hƣởng tích cực đến lòng trung thành với tổ chức và hiệu suất lao động. Ngƣời lao động cảm thấy hài lòng với công việc của mình sẽ làm giảm các nguy cơ nhƣ đình công, bất hợp tác, thiếu tích cực trong làm việc. Vì vậy,

Khối lƣợng công việc hoàn thành Khối lƣợng công việc đƣợc giao

nhà lãnh đạo, quản lý cần chú ý tìm hiểu các vấn đề nhƣ: Các yếu tố tác động tới sự hài lòng trong công việc của ngƣời lao động. Các phƣơng thức tác động khiến ngƣời lao động cảm thấy hài lòng và giảm cảm giác nhàm chán với công việc, từ đó tạo sự nhiệt huyết trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)