1.1. Khái niệm ngườicó công, ưu đãi ngườicó công và một số khái niệm khác
1.1.4. Khái niệm chính sách và chính sáchngười có công
Chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp,.. nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như:
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003).
- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);
- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);
hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994);
- Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011);
- Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống (Colebatch 2002).
- Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc vào tính chất, đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá...”1
Có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
Về chính sách ưu đãi đối với người có công ở Việt Nam, có quan điểm cho rằng: “Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước căn cứ và nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, dựa vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu ghi nhận công lao, sự đóng góp, hi sinh cao cả của những người có công, tạo điều kiện, khả năng đền đáp, đền bù phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công.
Theo thuật ngữ Lao động - Thương binh và xã hội thì: “Chính sách người có công là những quy định chung của nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hi sinh
cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công”
Như vậy, chính sách người có công thể hiện ngay trong bản chất và chức năng quản lý của nhà nước. Nhà nước ta vừa là tổ chức chính trị đặc biệt, đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cũng là đại diện cho dân tộc. Thực hiện chính sách người có công được hiểu là hoạt động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa chính sách người có công vào cuộc sống thông qua các công việc cụ thể theo trình tự, thủ tục nhất định, như việc tổ chức xác nhận, quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng người có công và thân nhân.