Các yêu cầu đối với chính sáchngười có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 36)

1.3.1. Các yêu cầu đặt ra đối với chính sách người có công

Chính sách người có công là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý xã hội. Chính sách người có công thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội. Để chính sách người có công thực sự là cơ sở pháp lý hữu hiệu thì các quy định về chính sách, pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, chính sách người có công cần phải quy định cụ thể và đầy đủ về đối tượng, điều kiện, căn cứ xác nhận, trình tự thủ tục hồ sơ đối với từng loại đối tượng người có công khác nhau tùy theo công trạng và đóng góp của từng người.

Thứ hai, chính sách người có công cần quy định quyền và nghĩa vụ của

người có công. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách, trách nhiệm của đoàn thể, cộng đồng trong việc làm phong phú các hoạt động chăm sóc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, như:

- Đối với các quyền: Quyền được bảo đảm về đời sống vật chất, thông qua trợ cấp bằng tiền và các giúp đỡ vật chất khác; quyền được làm việc; quyền được trợ cấp phương trợ giúp dụng cụ chỉnh hình theo yêu cầu của thương tật, bệnh tật; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được ưu tiên trong giáo dục đào tạo, ưu tiên trong sản xuất kinh doanh dịch vụ...

- Cùng với các quyền lợi nêu trên, cần quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người có công như: phát huy vai trò tích cực là hạt nhân trong cộng đồng và xã hội; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, không lạm dụng hoặc lợi dụng danh nghĩa là người có công để làm trái pháp luật; góp phần vào việc thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Thứ ba, chính sách người có công phải quy định cụ thể mức trợ cấp, chế

định bảo đảm việc làm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với từng đối tượng và thân nhân của họ.

Để các khoản trợ cấp có ý nghĩa cần phải lưu ý những điểm sau: trợ cấp không đơn thuần chỉ là tiền mà còn là sự biểu hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của Nhà nước, là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đối với người có công. Vì vậy, không thể lợi dụng vấn đề trợ cấp như là một sự “ban ơn”

của cá nhân người này, người kia với đối tượng. Trợ cấp cho người có công phải có ý nghĩa thực tế chứ không phải là một khoản tiền tượng trưng, cho nên cần thiết phải có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Cần chú ý đến việc bảo toàn giá trị của tiền trợ cấp cho người có công.

- Chính sách người có công cần quy định chế định bảo đảm việc làm cho người có công.

Giải quyết việc làm cho người có công (đối với những người còn khả năng lao động) là vấn đề không chỉ có ý nghĩa kinh tế thuần túy mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính sách ưu đãi này nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho đối tượng người có công với tư cách là người lao động, một công dân của đất nước. Giải quyết tốt vấn đề việc làm là phát huy khả năng và tiềm lực của họ, là sử dụng hợp lý lực lượng lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nhưng điều có ý nghĩa hơn cả là tạo điều kiện cho đối tượng người có công khẳng định được mình trong giai đoạn mới của đất nước, góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, tự hòa nhập cộng đồng.

- Chính sách người có công phải quy định việc chăm sóc sức khỏe cho người có công.

Trong bối cảnh của cơ chế thị trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người có công cần thiết phải được xem xét và được điều chỉnh bằng chính sách ưu đãi xã hội, có như vậy việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng này mới được đảm bảo, khả năng lao động của họ mới được phục hồi và nâng lên. Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công, nhất là các đối tượng thương binh, bệnh binh thì các Bệnh viện/Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng, các Trung tâm điều dưỡng tập trung luân phiên cho người có công có vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần phải có định hướng để quy hoạch các cơ sở này đủ về số lượng,

đảm bảo về chất lượng để chăm sóc tốt sức khỏe cho các đối tượng người có công .

- Trong đời sống, con người không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần. Đó là nhu cầu khách quan mà nhà nước và xã hội cần phải quan tâm, đáp ứng. Đối với người có công cũng vậy, họ cần phải được bảo đảm về đời sống tinh thần, đặc biệt những người đã bị thương tổn về mặt thể chất như thương binh, bệnh binh thì họ cần và rất cần sự chăm sóc, động viên về tinh thần nhằm thoát khỏi sự tự ti vì thương tật, bệnh tật, vì sức khỏe, giúp họ vươn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

- Các chế độ ưu đãi về ruộng đất, vốn, thuế... cũng cần được thực hiện với tinh thần ưu đãi. Đồng thời, cần quy định những chính sách ưu đãi cho con thương binh, bệnh binh nặng, con liệt sĩ, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động nặng trong thời gian đi học, như: ưu tiên trong tuyển sinh, hỗ trợ kinh phí và cả trong việc tạo điều kiện giải quyết việc làm sau khi ra trường.

Thứ tư, chính sách người có công phải quy định việc tổ chức thực hiện,

thể hiện rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành từ Trung ương cho đến địa phương theo chức năng nhiệm vụ trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, khen thưởng; xây dựng chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp; thực hiện hợp tác quốc tế về người có công; thực hiện công tác thống kê về người có công ...

Thứ năm, chính sách người có công phải quy định cụ thể công tác thanh

tra, kiểm tra; khiếu nại, tố cáo trong công tác xác nhận và thực hiện các chế độ ưu đãi; quy định quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân, quyền tố cáo của cá nhân đối với các hành vi vi phạm quy định về chính sách; quy định trách nhiệm giải

quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật; quy định về xử lý vi phạm đối với trường hợp giả mạo, khai man giấy tờ, chứng nhận sai sự thật để được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; quy định về xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ưu đãi người có công; việc lợi dụng chính sách để vi phạm pháp luật; quy định việc đình chỉ, tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng phạm tội...

1.3.2. Yêu cầu thực hiện đối với chính sách người có công

Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện chính sách là:

Thứ nhất, thực hiện chính sách phải gắn với chiến lược ổn định và phát

triển kinh tế xã hội, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải kết hợp ngay từ đầu chính sách kinh tế và chính sách xã hội (giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội) kết hợp hài hòa trong từng bước phát triển.

Thứ hai, cần phải có những luận cứ khoa học rút ra từ việc nghiên cứu

khoa học tổng kết thực tiễn.

Thứ ba, cần con người làm trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi

cá nhân và toàn thể cộng đồng dân tộc và phục vụ lợi ích của con người, thực hiện công bằng xã hội.

Thứ tư, khi thực hiện chính sách phải theo một mặt bằng thống nhất,

một số chuẩn mực nhất định. Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc cao nhất trong cân đối mặt bằng chính sách xã hội.

Thứ năm, phải phù hợp với vai trò khách quan, đi vào lòng dân; phải thông qua các chương trình dự án tầm quốc gia, định rõ mục tiêu lồng ghép vào các chương trình dự án kinh tế.

Thứ sáu, việc đưa các cơ chế chính sách đi tới dân, các tổ chức đoàn

thể xã hội, bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các chính sách mới cần không ngừng bổ sung sửa đổi cơ chế, tăng cường tính linh hoạt và trách nhiệm của các tổ chức.

Thứ bảy, phát huy cao độ sức mạnh tổng hòa, bằng cách tăng cường

trách nhiệm quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh cộng đồng và xã hội hóa công tác xã hội, bản thân đối tượng hưởng thụ chính sách phải vươn lên hoà nhập với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)