Kết quả xác nhận đối tượng ngườicó công trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 70)

Đơn vị tính: Người TT Đối tượng Trước năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng

1 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng

8/1945 0 0 04 0 04

2 Liệt sĩ 30 0 0 0 30

3 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng

chiến 0 0 01 0 01

4 Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh 223 02 0 0 225

5 Bệnh binh 118 0 0 0 118

6 Người hoạt động khánh chiến bị nhiễm chất độc hoá học 13 04 03 02 22

7 Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị dịch bắt tù, đày 0 30 01 01 32

8 Người có công giúp đỡ cách mạng 37 02 0 0 39

Tổng cộng 421 38 09 03 471

Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, trên địa bàn huyện đã giải quyết xác nhận mới cho 50 người là đối tượng người có công, cụ thể: 04 hồ sơ Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; 01 hồ sơ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; 02 hồ sơ thương binh; 09 hồ sơ người hoạt động bị nhiễm chất độc hóa học; 32 hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 02 hồ sơ người có công giúp đỡ cách mạng còn tồn đọng hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, nâng tổng số người được xác nhận là người có công trên địa bàn huyện lên 471 người, đây là kết quả của những chuyển biến tích cực trong thực hiện chính sáchưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.

Hiện nay, việc xác nhận đối tượng đã kết thúc và không còn hồ sơ tồn đọng của các đổi tượng. Nhưng thực tế trên địa bàn huyện vẫn còn một số đối tượng chưa được xác nhận để hưởng chế độ ưu đãi như: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bệnh binh, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế,... còn tồn đọng rất nhiều (toàn huyện Minh Long, hiện còn trên 80 trường hợp) nhưng trường hợp này chưa đầy đủ hồ sơ và chưa cập nhận đầy đử các thông tin cần thực hiện.

2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách người có công

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công và ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh, cống hiến và thấy được vai trò của người có công trong xã. Theo quy định của pháp luật hiện hành người có công được hưởng một số chế độ như sau: trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; trợ cấp

một lần; Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; giáo dục - đào tạo, tuyển sinh và tạo việc làm; hỗ trợ cải thiện nhà ở; miễn, giảm thuế; vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh... về cơ bản, các chính sách và trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng thời gian qua trên địa bàn huyện luôn được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời.

- Về chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; trợ cấp một lần

Chế độ ưu đãi và trợ cấp đối với người có công luôn được Đảng và nhà nước qua tâm, điều chỉnh để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong giai đoạn ngày nay. Những năm gần đây việc xác định mức trợ cấp ngoài dựa vào mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức, viên chức mà còn dựa vào mức sống trung bình của xã hội đã góp phần làm cho bộ phận đối tượng chính sách có được mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân của người dân sống trên địa bàn huyện.

Theo Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công. Chính sách này được thực hiện tùy theo từng đối tượng người có công và thân nhân. Hiện nay, những đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng bao gồm: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) và thương binh loại B (trừ nhưng trường hợp được hưởng trợ cấp đặt biệt hàn tháng); bệnh binh (trừ Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng (trừ người được tặng Huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp một lần); thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 61% trở lên từ trần. Các đối tượng người có

công được hưởng trợ cấp một lần, như: Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, chi phí báo tử; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ 5% - 20%; Trợ cấp đối với thân nhân người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến (Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến); Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến; Trợ cấp đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương mà chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; Bảo hiểm y tế; Mai táng phí.

Bảng 2.4. Số lượng người hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng toàn huyện Đơn vị tính: Người; 1.000 đồng T T Đối tượng Số ngư ời Số tiền/thá ng 1 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao

động 01 1.105,0

2 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 225 377.806, 6

3 Bệnh binh 118 257.324,

66 4 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm

chất độc hoá học 72 79.754,2

6 Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị

địch bắt tù, đày 32

24.784,6 6

7 Trợ cấp tiền tuất các loại 30 37.653,8

Tổng cộng 517 809.707,92

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tháng 12/2016)

Nhìn vào Bảng 2.4, từ năm 2014 đến năm 2016 trên đị bàn huyện không chi trả trợ cấp hàng tháng cho 04 đối tượng: Người HĐCM trước ngày 01/01/1945; người hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thân nhân liệt sĩ. Những đối tượng khác được chi trả đảm bảo theo đúng chế độ.

Trong những năm qua, việc thực hiện chi trả trợ cấp, quyết toán kinh phí người có công theo Hợp đồng trách nhiệm giữa Phòng LĐ- TB&XH huyện với UBND xã và cán bộ chi trả đã thực hiện nghiêm túc. Công tác chi trả được thực hiện kịp thời, đúng kỳ, đúng người, đủ số tiền và đến tận tay đối tượng thụ hưởng, qua đó đã gắn kết vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã và cán bộ làm công tác quản lý và chi trả.

Nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng và thống nhất trong việc chi trả tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng trên địa bàn, huyện tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng thông qua hợp đồng đại lý chi trả và được tổ chức cấp phát ngay tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; trường hợp đối tượng già yếu, neo đơn không đi lại được thì chế độ trợ cấp ưu đãi được tổ chức chi trả tại nhà riêng đối tượng. Thời gian thực hiện chi trả được thực hiện đồng loạt từ ngày 01 đến ngày 05 đầu tháng.

- Về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi: Từ trước đến nay, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng luôn

ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Từ năm 2013 đến năm 2016, Chính phủ đã 02 lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng cụ thể: năm 2013 là 1.220.000 đồng, đến mức hiện nay là 1.318.000 đồng/tháng, tăng 8,03%.

- Về chính sách hỗ trợ người có công về nhà ở, đất ở:

Ngoài những chính sách kích thích phát triển kinh tế và sự quan tâm của chính quyền địa phương, các gia đình chính sách của huyện cũng đã cải thiện được một phần cuộc sống của mình. Song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều gia đình người có công khó khăn về nhà ở. Thấy được điều đó, trong những năm qua cùng với chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, huyện Minh Long cũng đã vận động xã hội tham gia đóng góp xây dựng nguồn quỹ để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, qua đó góp phần tạo niềm tin, sự phấn khởi và ổn định cuộc sống người có công. Từ năm 2014 - 2016, huyện đã triển khai thực hiện xây dựng nhà ở cho người có công cách mạng, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)