Cũng như ở các địa phương khác, ở tỉnh Quảng Ngãi hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác người có công được chia thành ba cấp: cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và xã hội, cấp huyện là phòng Lao động – Thương binh và xã hội, ở xã có Ban Thương binh xã hội. Cơ chế hoạt động là chịu sự điều hành của chính quyền cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ theo ngành dọc của ngành.
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy thực hiện công tác người có công trên địa bàn huyện Minh Long trên địa bàn huyện Minh Long
Cơ quan tham mưu trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện thực hiện công tác người có công là phòng Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ - TB&XH) huyện và được UBND huyện thành lập tại Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc Quy định cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Minh Long.
Nhiệm vụ của phòng của phòng LĐ - TB&XH huyện là “Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực người có công và xã hội; theo dõi thi hành pháp luật. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức tổ chức, cá nhận hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực người có công và xã hội. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Pháp luật đối với người có công với cách mạng; tiếp nhận, thẩm
định, xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ của đối tượng đúng quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện khảo sát, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, quản lý nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; ...” [trích: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Minh Long tại Quyết định số 46/2016/QĐ- UBND ngày 19/6/2016 của Uỷ ban nhân dân huyện Minh Long].
Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng LĐ - TB&XH huyện gồm có 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc của Phòng LĐ - TB&XH gồm có các bộ phận sau: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Bảo trợ xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Lao động, việc làm, dạy nghề và An toàn lao động; Thực hiện chính sách người có công; Kế toán kiêm phụ trách công tác tiền lương và bảo hiểm xã hội; Theo dõi bình đẳng giới; Thủ quỹ kiêm văn thư.
Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Minh Long
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ PHÒNG
CHUYÊN
Theo sơ đồ 2.1, đội ngũ cán bộ, công chức phòng LĐ-TB&XH huyện có 07 người, trong đó: có 02 cán bộ, 04 công chức và 01 nhân viên hợp đồng lao động. Bộ máy này hoạt động theo chế độ 01 thủ trưởng, bên cạnh đó có 01 phó phòng và 4 chuyên viên tham mưu giúp việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp xã: Trên địa bàn huyện Minh Long có 05 xã, mội xã đều có Ban Thương binh xã hội. Ban Thương binh xã hội của xã có 01 công chức phụ trách và 01 hợp đồng bán chuyện trách chịu trách nhiệm trước UBND xã, thực hiện theo dõi, phát hiện, hướng dẫn cho người có công lập hồ sơ, thủ tục và tổng hợp trình hội đồng xét duyệt cấp xã xem xét và lập văn bản đề nghị lên cấp huyện. Ban thương binh xã hội còn có trách nhiệm quan trọng là nhận kinh phí và phân kinh phí chi trả trực tiếp chế độ cho đối tượng chính sách.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh là 16 người. Trong đó, giới tính: nam 07 người, chiếm tỷ lệ 43,75%, nữ 09 người, chiếm tỷ lệ 56,25%.
49
Bảng 2.2. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện người có công với cách mạng trên địa bàn huyện
Đơn vị tính: Người Số TT Đơn vị Số cán bộ, công chức,viên chức Giới tính Trình độ học vấn 12/12
Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ (Tiếng anh B) Tin học văn phòng Thực trạng Trước năm 2014 Tháng 12/2016 Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trun g cấp Chưa qua đào tạo Chuyên trách Kiêm nhiệm 1 Phòng LĐ- TB&XH huyện 06 07 03 04 07 06 01 0 0 07 07 06 01 2 Ban LĐ -TB&XH xã 05 10 04 06 10 06 0 02 02 10 10 05 05 Tổng cộng 11 17 07 10 17 12 01 02 02 17 17 11 06
Nhìn vào số liệu bảng 2.2 cho thấy, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thực hiện chính sáchngười có công trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay tăng so với năm 2014 và cơ bản đáp ứng về mặt số lượng cũng như chất lượng. Trình độ học vấn đảm bảo 12/12 đạt 100%; về trình độ chuyên môn đại học chiếm 70,59% và chưa qua đò tạo 11,76%; trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng đảm bảo đạt 100%; công chức làm kiêm nhiệm 06/17 chiếm 35,29%, trong đó cấp xã chiểm 83,33%. Tuy nhiên, trên thực tế việc cán bộ, công chức thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện về trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, đó là: vẫn còn một số công chức bố trí công việc chưa phù hợp với chuyên môn; phân công kiêm nhiệm nhiều công việc; công chức làm công tác chính sách chưa qua đào tạo vẫn còn; trình độ tin học đảm bảo, nhưng thực tế một số cán bộ làm công tác chính sách ở xã sử dụng máy vi tính soạn thảo văn bản chưa đạt yêu cầu và việc khai thác thông tin chưa thành thạo; một số xã theo dõi việc thực hiện chính sách và cập nhật số liệu còn viết tay; cán bộ lãnh đạo quản lý thường xuyên thay đổi nên việc nên việc nắm bắt văn bản để điều hành, chỉ đạo trong công việc đôi lúc còn lúng túng;... vấn đề này, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách người có công, một số đối tượng chưa hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. Toàn huyện có 10 công chức văn hoá - xã hội cấp xã được giao trực tiếp làm nhiệm vụ công tác lao động, người có công và công tác xã hội, trong đó: chuyên trách làm công tác chính sách người có công là 05 người, đạt tỷ lệ thấp 50%; hợp đồng làm công tác chính sách người có công là 05 người, chiếm tỷ lệ cao 50% đảm bảo cho việc thực hiện kịp thời các chế độ người có công trên địa bàn.
2.2.2. Cơ sở vật chất
Hiện nay, về cơ sở vật chất trang bị cho cán bộ, công chức làm chính sách người có công đầy đủ và đảm bảo, cụ thể: cấp huyện bố trí 04 phòng làm việc
và cấp xã 01 phòng; trang bị bàn, ghế làm việc, bàn ghi chép, tủ đụng hồ sơ, máy điện thoại, máy tính, máy in,.... Tuy nhiên, ở cấp xã việc trang bị máy vi tính vẫn còn thiếu, hai công chức dùng chung một máy vi tính do đó việc quản lý đối tượng người có công và thân nhân ở một số địa phương được thực hiện bằng phương pháp thủ công, phương pháp này mất nhiều thời gian, việc ghi chép đôi lúc thiếu chính xác, sai lỗi chính tả, không đầy đủ các yếu tố nội dung dữ liệu thông tin trong hồ sơ nên gây khó khăn trong công tác lưu trữ, tra cứu hồ sơ, tài liệu, tốn thời gian và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có công.