Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội và con người huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 44 - 47)

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế xã hội và con

2.1.2. Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội và con người huyện

Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân huyện Minh Long về phát triển kinh tế - xã hội huyện; trong 03 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Minh Long đã tiến triển rõ nét: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng lên; Chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực; Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng đi

vào chiều sâu; Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị, xã hội ổn định, cụ thể như sau:

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đều tăng qua các năm, bình quân 10,28% (NQ 15,35%); trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,27%, thương mại - dịch vụ tăng 18,05%, nông - lâm nghiệp 5,41%. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có công đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng lên một bước.

Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng lên một bước.

Một số chủ trương chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển các lĩnh vực xã hội được thực hiện đạt kết quả tích cực như sự nghiệp giáo dục và đào tạo được chú trọng đầu tư phát triển. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm dần, tỷ lệ được công nhận tốt nghiệp bậc tiểu học, trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt tỷ lệ cao. Duy trì và giữ chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở 5/5 xã; Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố, theo hướng

đạt chuẩn, hiện nay có 03 trường tiểu học đạt chuẩn, chiếm 50%; 01 trường mẫu giáo đạt chuẩn, chiếm 20%; 01 trường THCS đạt chuẩn, chiếm 20%.

Chiến dịch truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình được quan tâm, góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,01% năm 2014 xuống còn 0,87% vào năm 2016 (chỉ tiêu Nghị quyết 0,88%). Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm.

Giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc làm, an sinh xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông đều đạt được những bước tiến quan trọng. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng,... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của Nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Minh Long đã và đang có những bước phát triển, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hoá - xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Nhìn chung, kinh tế - xã hội của huyện Minh Long tuy có bước phát triển, nhưng chưa tương xứng so với các vùng trong tỉnh. Người dân Minh Long sống chủ yếu bằng nghề nông, kinh tế hàng hóa phát triển chậm, chưa tạo được mũi nhọn về kinh tế. Minh Long vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, với tình hình như vậy, nhiệm vụ đặt ra cần phải phát huy sức mạnh toàn dân; Phát triển nguồn nhân lực; khai thác các tiềm năng và huy

động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chú trọng phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, để phấn đấu đến năm 2020 huyện ta thoát khỏi huyện nghèo.

Minh Long là huyện Miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, có 2 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Kinh và Hre. Từ rất sớm, đồng bào Hre ở Minh Long đã tổ chức cuộc sống cộng đồng theo làng, theo quan hệ dòng máu với tình thần đoàn kết, có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ, nề nếp, có truyền thống cách mạng và giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Mặt dù trải qua nhiều xáo trộn trong hai cuộc chiến tranh, nhưng về cơ bản những nét truyền thống ấy vẫn luôn được giữ gìn. Người dân Minh Long nêu cao tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần yêu nước đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm để bảo vệ làng xóm, quê hương; liên tục có mặt trong tất cả các phong trào yêu nước. Tinh thần đó đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp và sức mạnh mãnh liệt của Nhân dân và các dân tộc ở Quảng Ngãi, hòa quyện trong những trang sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.

2.1.3. Vài nét lịch sử và sơ lược các giai đoạn thực hiện về công tác đối với người có công trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)