Điều kiện tự nhiên và dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 43 - 44)

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế xã hội và con

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số

Minh Long, một trong 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố tỉnh lỵ 30 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành, phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành, phía Tây giáp huyện Sơn Hà và phía Nam giáp huyện Ba Tơ. Minh Long là một cầu nối giữa đồng bằng và miền núi phía nam tỉnh Quảng Ngãi.

Minh Long nằm ở vị trí từ 14,90 đến 15,20 vĩ Bắc, từ 108,330 đến 108,450 kinh Đông, trên độ cao 50 đến 1.000m so với mực nước biển và giữa hai dãy núi tương đối cao (một dãy nối liền với các dãy núi phía Đông tỉnh Kon Tum và Gia Lai, một dãy núi chạy ngang theo hướng Đông - Đông Bắc

và Tây - Tây Nam nối với đồng bằng ven biển) nên địa hình Minh Long như

một thung lũng hẹp, không bằng phẳng do có nhiều đồi núi cao, dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cản trở việc đi lại vào mùa mưa lũ giữa các xã với trung tâm huyện lỵ như Long Môn, Thanh An, Long Mai và Long Sơn. Tuy Minh Long là một thung lũng nằm giữa các huyện phía Tây Quảng Ngãi, nhưng Minh Long cũng có đường bộ đi thông thương đến nhiều nơi, như: Ba Điền (huyện Ba Tơ), Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà), Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành), thị xã Quảng Ngãi và khu công nghiệp phía Tây thị xã, Cảng Xa Kỳ,

Khu Công nghiệp Dung Quất,… với vị trí này, Minh Long có điều kiện giao lưu kinh tế - văn hóa với trong và ngoài tỉnh.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Minh Long là 21.689,69ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 83,47% so với diện tích tự nhiên. Minh Long có nhiều ngọn núi khá cao như núi Đá Vách cao 1.125m, núi Mun và núi Kỳ Lân cao trên 1.000m. Đặc biệt có khu rừng nguyên sinh từ Làng Trê đến Bãi Vẹt, núi rừng Minh Long nối liên núi rừng trùng điệp của Ba Tơ, Sơn Hà tạo thế liên hoàn hiểm trở, nên có vị trí chiến lược quan trọng trong đánh giặc cứu nước và trong quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Minh Long là địa bàn cư trú của hai cộng đống dân cư thuộc hai dân tộc Kinh và Hre. Năm 2014 dân số toàn huyện có khoảng 16.426 người; đến năm 2016 có 17.046 người, trong đó: dân tộc H’rê chiếm 73% và dân tộc Kinh chiếm 27%. Mật độ dân số sống thưa thớt và phân bổ không đồng điều, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp. (Niên giám thống kê huyện Minh Long năm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)