Nguyên nhân hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 87 - 91)

2.4. Đánh giá về công tác thực hiện chính sáchngười có công từ thực tiễn huyện

2.4.4. Nguyên nhân hạn chế, bất cập

2.4.4.1. Nguyên nhân khách quan:

Do điều kiện chiến tranh ác liệt, phức tạp, kéo dài và là cuộc chiến tranh nhân dân, vùng địch và ta đan xen; chiến tranh kết thúc đã mấy chục năm nên việc lưu giữ giấy tờ gốc, tìm kiếm người xác minh, người làm chứng theo quy định gặp nhiều trở ngại vì thế trong một số trường hợp việc xác định đối tượng là người có công còn khó khăn. Bên cạnh đó, phần lớn người có công độ tuổi đã cao, nhu cầu chăm sóc tăng lên, cần phải điều chỉnh chính sách, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế.

2.4.4.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, việc ban hành văn bản hướng dẫn từ Trung ương đấn địa phương để thực hiện có lúc chưa kịp thời và còn chồng chéo, không rõ ràng; một số văn bản hướng dẫn còn chậm dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa được kịp thời. Việc xác nhận thương binh, liệt sĩ hiện nay được điều chỉnh bởi 02 Thông

tư (Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 và Thông tư liên tịch số

28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013) nên tạo độ phúc tạp, gây khó

khăn cho cấp cơ sở khi áp dụng, người dân cũng khó phân biệt áp mình thuộc diện áp dụng văn bản nào để giải quyết.

Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thực hiện chính sách người có công còn nhiều bất cập, lúng túng. Một số ngành, địa phương chưa xác định đầy đủ ý nghĩa của công tác chính sách người có công, từ đó để nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chính sách này mà cho rằng việc tổ chức thực hiện chính sách này là trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thứ ba, một số cán bộ chuyên môn thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực còn hạn chế. Công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chính sách trên địa bàn huyện tuy đã có nhiều chuyển biến, trình độ chuyên môn được nâng cao nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu công việc; việc điều động, luân chuyển, thay đổi vị trí việc làm ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý và thực hiện chính sách. Cán bộ, công chức làm công tác chính sách ưu đãi người có công tại xã đại đa số là kiêm nhiệm, cùng lúc phải thực hiện quá nhiều công việc nhưng chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu, thiếu kinh nghiệm nên việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện công việc còn lúng túng, thiếu am hiểu.

Thứ tư, Chính sách ưu đãi người có công vẫn còn thấp, chỉ mới đáp ứng phần nào cho một bộ phận đối tượng nên chưa tạo được sự công bằng. Việc chấp hành pháp luật của các đối tượng chưa nghiêm; một số đối tượng còn trông chờ ỷ lại vào chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Những vấn đề trên làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của người

có công.

Thứ năm, Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản liên quan từ huyện đến cơ sở chưa kịp thời, chưa phong phú, chưa thường xuyên liên tục; công tác tuyên truyền chủ yêu tập trung vào các ngày Lễ và ngày 27/7. Một số xã chưa thực hiện tốt việc niêm yết, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hoặc có niêm yết nhưng nhân dân chưa được biết rộng rãi. Nhiều gia đình không còn lưu giữ được các thông tin nên trong quá trình nhận định kết quả thực hiện chính sách không được chính xác. .... nên vẫn còn người có công còn bổ xót và không năm được chính sách để kê khai hồ sơ xác nhận người có công.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công chưa thường xuyên. Cơ chế bảo đảm kiểm tra quá trình thực tổ chức hướng dẫn thủ tục, lập hồ sơ xác nhận đối tượng người có công chưa mạnh, có những trường hợp chậm trễ trong khâu tiếp nhận, xác nhận và chuyển hồ sơ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được ưu đãi.

Tóm tắt chương 2

Qua phân tích ở trên, có thế thấy chính sách người có công đã có một bước tiến dài, số lượng đối tượng được hưởng ưu đãi đã được mở rộng. Các chế độ ưu đãi cũng đa dạng như trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần, ưu đãi về giáo dục đào tạo, hỗ trợ cải thiện nhà ở, miễn giảm thuế, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe… chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã phản ánh vai trò chủ đạo của nhà nước đối với công tác ưu đãi người có công, thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo cho người có công có được cuộc sống ổn định. Đồng thời, chính sách người có côngcũng tạo sự quan tâm, đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân và toàn cộng đồng góp phần nâng cao đời sống các đối tượng, gia đình chính sách, giúp họ ổn định cuộc sống, trở thành những người công dân kiểu mẫu, có ích cho xã hội, đất nước.

Tuy nhiên, chính sách người có công vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập cần được lưu ý như: đối tượng điều chỉnh tuy rộng nhưng chưa đầy đủ; hiệu quả pháp lý còn thấp; những quy định của chính sách còn thiếu tính đồng bộ; việc thực hiện chính sách người có công vẫn còn chưa đầy đủ, nhiều sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người có công; mức trợ cấp một lần và hàng tháng, trợ cấp dụng cụ chỉnh hình, hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ,… còn thấp nên chưa cải thiện nhiều mức sống và sức khoẻ của người có công.

Chương 3

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 87 - 91)