2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế xã hội và con
2.1.3. Vài nét lịch sử và sơ lược các giai đoạn thực hiện về công tác đối vớ
2.1.3.1. Vài nét về lịch sử của huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi:
Trải qua thời gian và sự biến động của Lịch sử địa danh huyện Minh Long có sự thay đổi.
Từ đầu thế kỷ XV, Minh Long có tên gọi là “Nguồn Phụ Ba”, sau đổi tên gọi là “Nguồn Phụ Ba Địa” thuộc Cổ Lũy. Sau Cổ Lũy trở thành tỉnh Quảng Ngãi đổi “Nguồn Phụ Ba Địa” thành “Nguồn Phụ An”. Năm 1915, thực dân Pháp đổi tên Nguồn Phụ An thành đồn Minh Long. Đến những năm ba mươi của thế kỷ XX đồn Minh Long được đổi thành Nha Minh Long.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nha Minh Long đổi thành Châu Minh Long. Năm 1946, Châu Minh Long được đổi thành huyện Minh Long.
Từ 1976 đến 1981, huyện Minh Long được sát nhập với huyện Nghĩa Hành thành huyện Nghĩa Minh thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Đến ngày 24/8/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 41- HĐBT về thành lập một số huyện của tỉnh Nghĩa Bình, trong đó tách huyện Nghĩa Minh thành hai huyện lấy tên là huyện Minh Long và huyện Nghĩa Hành. Huyện Minh Long được tái lập gồm 05 đơn vị hành chính cấp xã: Long Môn, Long Sơn, Long Mai, Long Hiệp, Thanh An và ổn định cho đến ngày nay.
2.1.3.2. Sơ lược các giai đoạn thực hiện về công tác đối với người có công trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
- Giai đoạn từ năm 1975 - 1986
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn. Đảng bộ, quân dân Minh Long rất tự hào đã góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhưng sau giải phòng hậu quả của chiến tranh để lại trên khắp huyện Minh Long rất nặng nề, đó là: hàng ngàn người chết để lại nhiều trẻ mồ côi, hàng trăm người tàn phế, hơn 5.000 đồng bào trong các khu đồn ấp chiến lược trước đây, nay không còn nhà cửa, đang đói rách, bệnh tật, hàng trăm hecta ruộng rẫy hoang hóa, hàng vạn ha rừng bị tàn rụi... Trên mãnh đất Minh Long có 1.533 người chết, 801 người bị thương do bom đạn của Mỹ, 15 người dị tật do chất độc hóa học của Mỹ... Những hậu quả chiến tranh nghiêm trọng nói trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến dời sống Nhân dân Minh Long. Sau hai cuộc chiến tranh, toàn huyện có 299 liệt sỹ, 1.229 đối tượng người có công, đối tượng chính sách chiếm khoảng 8,08% dân số trong toàn huyện.
Để hàng gắn vết thương do chiến tranh để lại, qua đó khích lệ, động viên Nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, thi đua trên các lĩnh vực, thực hiện đạo lý ”Uống nước nhứ nguồn” và chính sách ”Đền ơn đáp nghĩa” của Chính phủ, huyện Minh Long đã tập trung rà soát danh sách lập hồ sơ và đề nghị cấp trên xét duyệt, thực hiện chế độ cho các đối tượng chính sách. Ngoài ra, cùng thường xuyên vận động đồng bào đóng góp, giúp đỡ, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, những đối tượng có công với nước. Năm 1981, toàn huyện đã xác nhận và tổ chức chi trả trợ cấp cho 662 gia đình liệt sĩ, 271 thương binh, 390 cán bộ hưu trí; đến năm 1986, huyện đã xác nhận và làm xong thủ tục cho gần 200 gia đình liệt sĩ, 100 thương, bệnh binh và người có công với nước được hưởng chính sách do nhà nước quy định; xây dựng 08 nghĩa trang liệt sĩ và 120 ngôi nhà cho gia đình liệt sĩ gặp khó khăn; tặng 600 giấy khen, Bằng khen cho những gia đình có công cách mạng, gia đình kháng chiến và hàng trăm huân, huy chương cho tập thể và cá nhân. Đồng thời quy tập được 120 mộ liệt sĩ đưa vào nghĩa trang, xây dựng được 50 vỏ bia mộ. Bên cạnh đó, huyện còn trích công quỹ và vận đồng bào với tinh thần tương thân, tương ái, đóng góp giúp đỡ những gia đình khó khăn; từ năm 1982 đến năm 1986 huyện đã cứu tế thường xuyên cho 113 người, cứu tế đột xuất cho 265 người và 05 gia đình.
- Giai đoạn từ năm 1987 -1999
Từ năm 1987 đến năm 1999, trong vấn đề ưu đãi đối với người có công, hệ thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nước đã đề ra nhiều văn bản luật ưu đãi xã hội đối với người có công, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994 (Pháp lệnh ưu đãi năm 1994) và Pháp lệnh quy định
danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công, cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật về ưu đãi người có công. Giai đoạn nay, số người hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, đúng đối tượng, đúng chính sách, các nội dung ưu đãi NCCCM được phát luật nhà nước bảo vệ, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Tiếp tục thực hiện chủ trương ”Đền ơn, đáp nghĩa”, giai đoạn 1986 – 1999 huyện Minh Long đã quy tập được 170 hài cốt liệt sĩ, đưa vào Nghĩa trạng (nâng số mộ tại Nghĩa trang huyện lên 430 mộ); lập hồ sơ, đề nghị cấp trên xét công nhận 17 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng (theo Nghị định số 176/1994/NĐ-CP về Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ
Việt Nam anh hùng); thực hiện chế độ, chính sách cho 626 đối tượng là gia
đình liệt sĩ, thương bệnh binh, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ hưu trí, mất sức, đối tượng có Huân chương kháng chiến. Bên cạnh đó, huyện còn vận động Nhân dân đóng góp xây dựng Qũy tình nghĩa hàng chục triệu đồng mỗi năm để hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn; riêng năm 1997, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ, huyện đã huy động được 31.530.000 đồng để tặng quà các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh. Các chế độ, chính sách cho đối tượng chính sách được chi trả đúng quy định. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, Nhân dân trong huyện còn đóng góp tiền của xây dựng 39 nhà tình nghĩa, hỗ trợ 50.000.000 đồng để tu sửa nhà cho một số gia đình liệt sĩ. Các đối tượng chính sách được cấp bảo hiểm y tế và miễn, giảm viện phí.
- Giai đoạn 2000 đến nay
Giai đoạn này thực hiện theo Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/06/2006 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Uu đãi người có công với cách mạng; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân và các văn bản khác. Trong thời gian này, hành lang pháp lý thực hiện sách ưu đãi người có công đã tương đối đầy đủ. Năm 2016, trên cơ sở các văn bản pháp lý, các chính sách xã hội đều được phổ biến và đảm bảo chi trả kịp thời và đúng chế độ, trong đó: đã giải quyết chế độ chính sách cho 521 đối tượng NCC, với tổng số kinh phí đã chi trả là 9.704.486.000 đồng; chi thờ cúng liệt sĩ cho 224 đối tượng với tổng kinh phí là 112.000.000 đồng; chi trợ cấp hàng tháng cho 5 đối tượng Thanh niên xung phong, với tổng số tiền là 21.600.000 đồng; chi trợ cấp ưu đãi giáo dục cho con người có công là 5 đối tượng, với số tiền là 25.746.000 đồng; điều dưỡng cho NCC là 333 đối tượng; truy lĩnh trợ cấp Anh hùng Lực lượng Vũ trang và mai táng phí cho đối tượng NCC với kinh phí: 54.412.000 đồng; chi trả bảo hiểm y tế cho người có công, tổng số tiền: 255.939.000 đồng. Điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, kết quả có 519 mộ liệt sĩ tại 2 nghĩa trang và 299 liệt sĩ nguyên quán thuộc địa bàn huyện quản lý. Xác lập thủ tục hồ sơ truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 01 đối tượng theo Quyết định số 1582/QĐ-TTg của TTCP.