Giải pháp thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 98)

Thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, người tham gia kháng chiến và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trước hết là của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đây là vấn đề cùng với trách nhiệm chủ đạo của nhà nước, toàn dân tham gia chăm sóc người có công - một việc làm hết sức tình cảm và trách nhiệm và phải biến thành ý chí của toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa, có sự phối hợp chặt chẽ, lồng ghép với các chương trình quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm… Xã hội hoá mang ý nghĩa rất quan trọng, là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công.

Làm tốt hoạt động này không chỉ thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, góp phần nâng cao đời sống của người có công, mà còn là một hình thức giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, nâng cao trách nhiệm xã hội của các tổ chức, cá nhân với các đối tượng chính sách, tăng cường tinh thần đoàn kết quân - dân. Vì vậy, các đơn vị, địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên ủng hộ Qũy đền ơn đáp nghĩa và quản lý, sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đúng mục đích; tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tích cực đóng góp, ủng hộ, xây dựng quỹ và thực hiện Phong trào. Trước mắt, tập trung phát triển cả về bề rộng và chiều sâu phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ; thực hiện tốt chương trình Nhà tình nghĩa tặng các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần thực hiện tốt chủ trương đỡ đầu con liệt sĩ, bố trí việc làm cho con thương binh, bệnh binh nặng; hỗ trợ các trung tâm điều dưỡng người có công; thăm hỏi, tặng quà, tặng

sổ tiết kiệm, tặng công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí; tham gia ủng hộ ngày công lao động giúp đối tượng chính sách; chăm sóc tu sửa, tôn tạo nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ trên các địa bàn,... Thường xuyên quan tâm, thực hiện kịp thời, chu đáo, đúng, đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với người có công; quan tâm chăm lo đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ kịp thời các trường hợp có khó khăn đặc biệt.

3.2.4. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân đối với người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 98)