Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu quốc tế nậm cắn, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 38)

1.2. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.2.3. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loạ

theo loại hình kinh doanh

1.2.3.1. Khái niệm về hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu

Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông thì "hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người và được sản xuất ra với mục đích là để trao đổi hay để bán" [27, tr. 30]

.

Cùng với sự phát triển kinh tế, quan niệm về hàng hóa cũng ngày càng được mở rộng. Trong điều kiện kinh tế thị trường và dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, hàng hóa có thể là những hàng hóa vật chất (hàng hóa hữu hình) và cũng có thể là những hàng hóa phi vật chất (hàng hóa vô hình)… Tuy nhiên đặc tính chung của hàng hóa là thỏa mãn được nhu cầu của con người và được sản xuất ra với mục đích để trao đổi hay để bán thì vẫn không hề thay đổi.

Theo điều 4, Luật Hải quan năm 2014 thì "Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan".

Như vậy, quan niệm về hàng hoá có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong nội dung này, tác giả sử dụng quan niệm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích kinh doanh để nghiên cứu.

Xuất khẩu là "hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài" nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân [32, tr. 1057]

.

Nhập khẩu là "hoạt động mua những sản phẩm của nước ngoài về trong nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm của thị trường nội địa, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước" [33, tr. 241].

Từ những phân tích trên cho thấy, hàng nhập khẩu là hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia khác về trong nước và xuất khẩu là hàng hóa được vận chuyển từ trong nước đi các quốc gia khác.

1.2.3.2. Đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu tại CKQT Nậm Cắn

Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn là địa bàn xa khu dân cư, cách trung tâm thành phố Vinh gần 300 km, cách trung tâm huyện lỵ huyện Kỳ Sơn gần 25 km. Do ảnh hưởng từ vị trí địa lý cách xa khu vực trung tâm, địa hình giao thông đi lại khó khăn nên làm cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại CKQT Nậm Cắn cũng có những đặc điểm sau:

- Số lượng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, chưa phong phú, đa dạng. Hàng hóa chủ yếu là vật liệu xây dựng sản xuất tại Việt Nam như: Xi măng, tấm lợp prôximăng, sắt thép các loại, gạch lát nền v.v…. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, ngô hạt … xuất xứ từ Lào.

- Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động theo thời vụ.

- Số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động mang tính thời vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại đây tăng giảm theo mùa vụ. Khi nhu cầu sử dụng hàng hoá ở Lào tăng thì lượng hàng hoá xuất khẩu tăng, khi nhu cầu sử dụng lượng hàng hoá ở Lào giảm thì lượng hàng hoá xuất khẩu cũng giảm.

1.2.3.3. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh

Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh có những đặc điểm sau:

- Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh được ban hành bởi Tổng cục Hải quan;

- Chủ thể tham gia thực hiện thủ thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình kinh doanh là cơ quan hải quan, cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa;

- Đối tượng thực hiệnTTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình kinh doanh là hàng hóa được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả hàng kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất);

- Quy trình các bước thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh được quy định tại Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan. Khi thực hiện TTHC đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh, (chủ hàng, đại lý hải quan, hoặc người khai thuê hải quan) – gọi tắt là người khai hải quan và cơ quan hải quan phải thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Khai hải quan

Người khai hải quan đăng ký khai và mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh bằng phương thức điện tử.

Việc khai hải quan phải đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan

Chi cục Hải quan nơi người khai hải quan mở tờ khai thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan thông qua hệ thống thông quan tự động 24

giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Hệ thống thông quan sẽ tự động phân luồng xanh, vàng, đỏ đối với lô hàng.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hải quan

Áp dụng đối với lô hàng phân luồng vàng và luồng đỏ. Khi hệ thống tự động phân luồng vàng và đỏ thì bắt buộc người khai hải quan phải bổ sung đầy đủ tất cả các chứng từ theo quy định và của cơ quan hải quan để kiểm tra.

Nếu hồ sơ hải quan phù hợp, chính xác, đầy đủ, tuân thủ đúng chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế thì cơ quan hải quan sẽ tiếp tục thực hiện bước 6 và bước 7 được nêu sau đây.

Nếu qua kiểm tra chi tiết hồ sơ, cơ quan hải quan phát hiện sự không chính xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 4: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện thông qua các hình thức: kiểm tra trực tiếp; kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác; kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hải quan

Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.

Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám

định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.

Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan

Người khai hải quan phải nộp lệ phí làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Bước 7: Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa

Khi hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh đủ điều kiện được xuất khẩu theo quy định, người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và thực hiện nghĩa vụ tài chính được nêu tại bước 6 thì hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh sẽ được giải phóng hàng và thông quan.

1.2.3.4. Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh

Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh có những đặc điểm sau:

- Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh được ban hành bởi Tổng cục Hải quan;

- Chủ thể tham gia thực hiện thủ thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh là cơ quan hải quan, cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh là hàng hóa được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng

hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập;

- Quy trình các bước thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh được quy định tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan. Khi thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, cơ quan hải quan, (chủ hàng, đại lý hải quan, hoặc người khai thuê hải quan) – gọi tắt là người khai hải quan phải thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1. Khai hải quan

Người khai hải quan phải đăng ký khai và mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh bằng phương thức điện tử.

Việc khai hải quan phải đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan

Hệ thống thông quan tự động sẽ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Sau đó, căn cứ vào các tiêu chí đã được thiết lập và cơ sở dữ liệu hải quan. Hệ thống tự động phân luồng xanh, vàng, đỏ đối với lô hàng nhập khẩu.

- Lô hàng phân luồng xanh: gồm có hàng hóa phân luồng xanh không điều kiện và hàng hóa phân luồng xanh có điều kiện.

+ Luồng xanh không điều kiện: người khai hải quan chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính và cơ quan hải quan sẽ thực hiện giải phóng, thông quan cho lô hàng.

+ Luồng xanh có điều kiện: người khai hải quan phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như: Giấy chứng nhật xuất xứ (C/O), Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế cho cơ quan hải quan - nơi mở tờ khai hải quan.

- Lô hàng phân luồng vàng: Đối với trường hợp này, người khai hải quan phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như: Tờ khai hải quan, Hợp đồng ngoại thương, Hóa đơn thương mại, Chi tiết đóng gói, Chứng từ khác: C/O, kiểm tra chất lượng…cho cơ quan hải quan.

- Lô hàng phân luồng đỏ: Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan. Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ thực hiện đầy đủ các bước 3,4,5,6,7 được nêu sau đây.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hải quan

Áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu phân luồng vàng và luồng đỏ. Trong trường hợp này, người khai hải quan phải bổ sung đầy đủ tất cả các chứng từ theo quy định và của cơ quan hải quan để kiểm tra chi tiết hồ sơ, nếu phát hiện sự không chính xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 4: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện thông qua các hình thức: kiểm tra trực tiếp; kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác; kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hải quan

Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.

Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.

Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan

Người khai hải quan phải nộp lệ phí làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Bước 7: Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu quốc tế nậm cắn, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)