Đây là một khâu không thể thiếu trong thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK. Thông qua kiểm tra, giám sát về thực hiện TTHC, chủ thể quản lý sẽ xây dựng các biện pháp nhằm phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện. Kịp thời phát hiện hành vi trái pháp luật để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC hải quan và không làm tổn thất nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, cơ quan hải quan cần xây
dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể, rõ ràng và tiến hành thực hiện nghiêm túc, phải có kết luận sau kiểm tra, giám sát.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh
Việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh bao gồm yếu tố tự nhiên và xã hội và cả các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan; kể cả hệ thống chính sách của nhà nước và của ngành quy định trực tiếp đến việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh. Yếu tố bên trong như cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực của cán bộ, công chức; hệ thống quy trình, thủ tục của ngành và của cả hệ thống. Yếu tố bên trong tác động trực tiếp, quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh. Việc nghiên cứu những yếu tố này nhằm tìm ra các giải pháp để khai thác những yếu tố ảnh hưởng tốt và hạn chế những yếu tố ảnh hưởng xấu tác động đến việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh, có thể chia thành hai nhóm ảnh hưởng chính đó là yếu tố về khách quan và chủ quan.
1.4.1. Những yếu tố khách quan
Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện. Đối với lĩnh vực kinh tế, tự do hóa thương mại toàn cầu là một yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với đó hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tăng lên do việc cắt giảm thuế quan khi các quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Trong tương lai, xu thế
chung, mới của các nước sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan, tăng cường bào hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật và phi thuế quan.
Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức thức liên kết mới, các chế định tài chính - tiền tệ, các hiệp định kinh tế thương mại, đầu tư song phương, đa phương thế hệ mới, trong đó có việc Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015.
Khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới WCO, Chiến lược phát triển Hải quan tập trung vào 4 trụ cột chính (Tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh; Thu ngân sách đúng và hiệu quả; Bảo vệ xã hội; Phát triển tổ chức và nguồn nhân lực).
Các yếu tố tác động quốc tế cho thấy xu thế về nhiệm vụ của Hải quan trong giai đoạn tới sẽ dịch chuyển dần từ nhiệm vụ thu thuế XNK sang nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh an toàn hàng hóa, chống hàng giả và gian lận thương mại. Chính vì vậy, TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK nói chung và hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh cũng phải đơn giản, linh hoạt để tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa.
Thứ hai, tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Đòi hỏi việc thực hiện TTHC về hải quan nói chung và TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh cũng phải đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao mức độ tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người vào quá trình giải quyết thủ tục hải quan.
Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với ngành hải quan trong việc đào tạo nguồn nhân lực để có thể làm chủ, sử dụng, quản lý được phương tiện kỹ thuật thông minh, hiện đại khi áp dụng vào quá trình thực hiện TTHC về hải quan.
Thứ ba, nhu cầu của thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân ngày càng tăng lên. Nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người dân không chỉ là hàng
hóa trong nước mà còn hàng hóa ở nước ngoài. Chính vì vậy, để tận dụng thời cơ phát triển, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi doanh nghiệp gia tăng hoạt động XNK hàng hóa thì kéo theo số lượng hồ sơ TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK cũng càng gia tăng và ngược lại, khi nhu cầu của thị trường giảm, doanh nghiệp sẽ hạn chế XNK hàng hóa kéo theo số lượng hồ sơ TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK cũng giảm theo.
1.4.2. Những yếu tố chủ quan
- Thứ nhất là về hệ thống thể chế, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách đãi ngộ.
Thể chế trong lĩnh vực hải quan được cụ thể hóa là bằng hệ thống các văn bản quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình giải quyết TTHC về hải quan, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan. Chính sách về XNK có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, nếu có hệ thống thể chế, chính sách phù hợp, chính xác, thống nhất, ít thay đổi, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan thì khi thực hiện thủ tục sẽ dễ dàng, thuận tiện, nhanh gọn, hiệu quả và thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, hệ thống chính sách đãi ngộ phù hợp sẽ tạo động lực cho đội ngũ công chức hải quan thực thi tốt nhiệm vụ được giao, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho bộ máy cơ quan. Hơn nữa, hệ thống thể chế tốt còn góp phần khắc phục bệnh quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và các tiêu cực khác liên quan đến hoạt động thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK.
Ngược lại, nếu hệ thống thể chế, chính sách XNK còn nhiều bất cập, hạn chế, chậm được sửa đổi, bổ sung, không phù hợp với thực trạng và yêu cầu của quản lý thì sẽ làm giảm chất lượng thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh.
Như vậy, hệ thống thể chế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đãi ngộ là một nhân tố quan trọng quyết định để làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng thực hiện TTHC trong lĩnh vực hải quan nói chung và đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu theo loại hình kinh doanh nói riêng.
- Thứ hai, là yếu tố con người.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thực hiện thủ tục hành chính về hải quan. Tất cả các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước từ lập kế hoạch, thực thi, lãnh đạo điều hành và kiểm soát đều do con người thực hiện. Hơn nữa, tất cả những hoạt động đó được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu của chính con người. Do đó, yếu tố con người tác động đến chất lượng thực hiện TTHC bao gồm người thực thi là đội ngũ công chức hải quan và người được phục vụ là cộng đồng doanh nghiệp.
- Đối với công chức hải quan: Công chức hải quan là người trực tiếp xây dựng quy trình, tiếp nhận, giải quyết và đề xuất sửa đổi TTHC cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, để có một hệ thống thể chế tốt, một bộ TTHC phù hợp thì cần có đội ngũ công chức có năng lực, có trách nhiệm, có ý thức phục vụ nhân dân, có đạo đức không gây sách nhiễu, phiền hà, từ đó hạn chế tình trạng tham nhũng, tiêu cực liên quan đến lĩnh vực hải quan.
- Đối với cộng đồng doanh nghiệp: Hiện nay ngành hải quan đang áp dụng hệ thống thông quan tự động, hiện đại trong việc giải quyết TTHC. Khi cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được các quy định về quy trình nghiệp vụ hải quan và thông thạo về ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quá trình làm thủ tục thì sẽ góp phần giảm thời gian giải quyết và nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC cho cơ quan hải quan nói chung và chất lượng thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh nói riêng.
Thứ ba là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo là đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước về hải quan. Để việc thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về quản lý nhà nước về hải quan cần sự có quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo Chi cục để tạo được sự tập trung, thống nhất về lý luận, chiến lược, biện pháp thực hiện. Công tác chỉ đạo
được quan tâm, thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm thì việc tổ chức thực hiện sẽ đồng bộ, hiệu quả. Hơn nữa, công tác lãnh đạo còn được thể hiện qua việc kiểm soát, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức hải quan trong quy trình nghiệp vụ hải quan.
Thứ tư là yếu tố tổ chức bộ máy của cơ quan hải quan.
Thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh do bộ máy cơ quan hải quan thực hiện từ khâu tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, kiểm soát, rà soát các thủ tục. Điều này cho thấy, tổ chức bộ máy của các cơ quan hải quan có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh.
Thực hiện giải quyết TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh do các công chức thuộc các bộ phận trong quy trình nghiệp vụ hải quan tại các Chi cục Hải quan - địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện.
Việc thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào tổ chức cơ cấu bộ máy của cơ quan hải quan. Nếu bộ máy tinh gọn, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bố trí công chức theo năng lực, vị trí việc làm, có quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình nghiệp vụ hải quan thì công tác triển khai, thực hiện thủ tục sẽ đạt hiệu quả cao từ đó đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Ngược lại, việc giải quyết TTHC sẽ không kiệu quả nếu bộ máy thực hiện yếu kém về năng lực, trách nhiệm, không linh hoạt trong phối hợp giữa các công chức trong quy trình nghiệp vụ hải quan.
Thứ năm là việc ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách quản lý và làm việc của con người. Trong thực hiện TTHC, công nghệ thông tin góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, công khai, minh bạch TTHC, giúp cho lãnh đạo dễ dàng quản lý và kiểm soát.
Công nghệ thông tin được ứng dụng trong quản lý hành chính cho việc lưu trữ, trao đổi thông tin, truyền văn bản, giao ban trực tuyến, xây dựng cơ sở dữ liệu đặc biệt trong lĩnh vực hải quan rất cần thiết cho việc thông quan hàng hóa tự động. Ứng dụng công nghệ thông tin trong TTHC về hải quan nói chung và đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh nói riêng đã tạo ra bước đột phá góp phần giải quyết nhanh gọn, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Mặt khác, công nghệ thông tin còn giúp cộng đồng doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm hiểu quy trình, trình tự, thành phần hồ sơ, tra cứu kết quả TTHC dễ dàng, nhanh chóng, tra cứu tình trạng hồ sơ qua mạng mà không phải trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận để tra cứu.
Như vậy, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh. Công nghệ thông tin đã thay đổi cách thức quản lý và thực hiện TTHC, xây dựng cở sở dữ liệu, thiết lập mối quan hệ, phối hợp rõ ràng giữa các bộ phận trong quy trình nghiệp vụ hải quan thông qua phần mềm quản lý, từ đó, giúp cơ quan hải quan xây dựng được TTHC theo hướng hiện đại, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, tại chương này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về TTHC, TTHC trong lĩnh vực hải quan; cụ thể tác giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm; Vai trò của TTHC; Đặc điểm của TTHC; Các loại TTHC; tiếp đến nghiên cứu một số vấn đề chung về hàng hóa, hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh, đặc điểm chung của hàng hóa và loại hình TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQT Nậm Cắn; Trình tự thực hiện TTHC đối với hàng hoá XK theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh; Các yếu tố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến việc thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là tiền đề để học viên triển khai các vấn đề và nội dung nghiên cứu tại chương 2 và chương 3 của Luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẬM CẮN,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, được thành lập từ năm 1957 - theo Quyết định số 68/BTN- TCCB ngày 27/8/1957 của Bộ trưởng Bộ thương nghiệp về việc thành lập phòng Hải quan cửa khẩu Mường Xén. Trụ sở của Chi cục HQCK QT Nậm Cắn được đóng tại xã Nậm Cắn – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. Đây là địa bàn xa dân cư, cách trung tâm thành phố Vinh gần 300 km, cách trung tâm huyện lỵ huyện Kỳ Sơn gần 25 km.
Từ năm 1976-1983, Phòng Hải quan Mường Xén được đổi tên thành Trạm Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn.