Công tác giải quyết thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu quốc tế nậm cắn, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 61)

2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng

2.2.2. Công tác giải quyết thủ tục hành chính về hải quan đối với hàng hóa xuất

Căn cứ vào văn bản pháp luật của nhà nước quy định về giải quyết TTHC hải quan 2

; Căn cứ vào tình hình hoạt động XNK hàng hóa thực tế trên địa bàn, Chi cục HQCK QT Nậm Cắn đã niêm yết TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh tại địa điểm làm thủ tục hải quan. Theo đó, trình tự, cách thức, đối tượng, kết quả, thời hạn, phí và lệ phí thực hiện TTHC đối với 02 loại hình này tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn là giống nhau, chỉ khác nhau về thành phần, số lượng hồ sơ yêu cầu. Cụ thể, công tác giải quyết TTHC về hải quan đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh tại CKQT Nậm Cắn được thực hiện như sau:

2.2.2.1. Về trình tự thực hiện TTHC

Trình tự thực hiện TTHC đối với hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh và nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh gồm có 02 bước cơ bản:

- Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu hồ sơ bị phân luồng vàng), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu hồ sơ bị phân luồng đỏ) cho cơ quan hải quan.

- Bước 2: Thực hiện thông quan hàng hóa.

+ Hệ thống thông quan tự động đối với hồ sơ phân luồng xanh.

+ Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá (đối với hồ sơ luồng vàng và đỏ) sau khi đã tiến hành kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đối với hồ sơ phân luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa được thông quan ngay theo nội dung khai báo của người khai hải quan sau khi DN đã hoàn thành nghĩa vụ thuế mà không cần phải qua kiểm tra,

2

. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy

kiểm hóa. Trường hợp này, không có sự can thiệp của công chức hải quan vào quá trình thông quan hàng hóa.

Đối với hồ sơ phân luồng vàng: Công chức hải quan sẽ kiểm tra chặt chẽ hồ sơ theo nội dung khai báo của người khai hải quan. Sau đó, DN hoàn thành nghĩa vụ thuế thì hàng hóa được thông quan.

Đối với hồ sơ luồng phân luồng đỏ: Công chức hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ mở tờ khai của doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa sẽ được thông quan sau khi DN hoàn thành nghĩa vụ thuế. Mặc dù việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên lãnh đạo Chi cục HQCK QT Nậm Cắn có quyền thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra này.

Có thể sơ đồ hóa quy trình thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh tại CKQT Nậm Cắn như sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện TTHC đối với hàng hóa XNK

Luồng 1. Xanh Luồng 2. Vàng Luồng 3. Đỏ

(Nguồn: Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Hải quan năm 2015 của Cục HQNA)

Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá TTHQ, giảm bớt các

Hệ thống kiểm tra thanh

toán thuế

Thông quan hàng hóa

Kiểm tra hồ sơ kiểm tra thanh Hệ thống toán thuế

Thông quan hàng hóa

Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng

hóa

Hệ thống kiểm tra thanh

toán thuế

Thông quan hàng hóa

thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật hải quan của người nộp thuế. Việc đưa ra kết quả phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, kết quả của hệ thống là kết quả cuối cùng, cơ bản không phụ thuộc chủ quan của công chức có thẩm quyền.

2.2.2.2. Về cách thức thực hiện TTHC

Hiện nay, TTHC đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh và NK theo loại hình nhập kinh doanh được thực hiện bằng cách thức điện tử, cụ thể là thông qua hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Đây là hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ gồm: Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS).

Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ người khai hải quan tối đa trong khâu khai báo như tự động bổ sung thuế suất, tỷ giá tính thuế, tự động tính toán trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tự động cảnh báo với những tiêu chí khai chưa chính xác…qua đó giúp người khai hải quan có thể khai báo chính xác hơn, tránh sai sót khi khai tờ khai. Hệ thống cũng tự động kiểm tra, cấp số và phân luồng 24h/7 ngày đối với tờ khai hải quan.

Trong quá trình thực hiện TTHC, mỗi công chức được sẽ được sử dụng một tài khoản để kiểm tra và xử lý tờ khai hải quan điện tử. Quá trình phân công xử lý tờ khai, chỉ đạo thực hiện và kết quả xử lý của lãnh đạo và CBCC hải quan đều được hệ thống lưu vết tự động. Chức năng này của hệ thống giúp kiểm soát được quá trình xử lý công việc của CBCC hải quan.

Trị giá tính thuế: Theo khai báo của người khai hải quan trên tờ khai thì hệ thống VNACCS/VCIS sẽ tự động tính toán trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.

Thuế và tính thuế: Do danh mục thuế XNK, mã số hàng hóa đã được tích hợp nên hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ việc tính thuế tự động, tự động tìm thuế suất theo mã HS (đối với thuế XK, thuế NK), theo mã phân loại thuế suất (đối với các loại thuế khác: thuế VAT, thuế tiệu thụ đặc biệt, thuế tuyệt đối, thuế hỗn

hợp…). Tuy nhiên, hệ thống cũng có cơ chế linh hoạt để người khai có thể tự nhập thuế suất. Bên cạnh đó, hệ thống VNACCS/VCIS còn có chức năng tính toán các loại thuế khác khi phát sinh (như thế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử…).

Kiểm tra, tham vấn giá: Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép kiểm tra giá trong quá trình thông quan đối với các mặt hàng có nguy cơ gian lận cao về trị giá; cho phép tham vấn trong hoặc sau thông quan (theo quy định của chính sách quản lý của từng thời kỳ).

Như vậy, với cách thức thực hiện TTHC thông qua hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa (thời gian xử lý thông quan trung bình đối với hồ sơ luồng xanh của hệ thống chỉ còn không quá 3 giây). Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện.

2.2.2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ TTHC

Trước khi thực hiện TTHC về hải quan đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh, tương ứng với từng loại hình thủ tục, người khai hải quan phải thực hiện khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan. Tại Chi cục HQCK QT Nậm Cắn quy định thành phần, số lượng hồ sơ đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh như sau:

Đối với hàng hóa XK theo loại hình xuất kinh doanh:

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC, 01 bản.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c nêu trên, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Đối với hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh:

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, 01 bản.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

d) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

đ) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 23/05/2015, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

e.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

e.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

e.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

e.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Các chứng từ nêu trên, khi thực hiện TTHQ trên hệ thống VNACCS/VCIS DN không phải chuẩn bị bản giấy vì các thông tin chứng từ kèm theo trong bộ gồ sơ hải quan đã được tích hợp trong tờ khai hải quan.

Trước khi thực hiện TTHQ điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS, TTHQ truyền thống được thực hiện với rất nhiều giấy tờ bằng giấy và CBCC hải quan phải tự kiểm tra từng loại giấy tờ, mất rất nhiều thời gian thì nay quy định về chứng từ điện tử trong thành phần hồ sơ TTHC đã giúp giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ làm TTHQ, điều này giúp giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí in ấn, đi lại trong quá trình làm TTHQ.

2.2.2.4. Thời hạn giải quyếtTTHC

Về thời hạn giải quyết TTHC đối với hàng hóa XK theo loại hình kinh doanh và NK theo loại hình kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn.

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định (không quá 30 ngày).

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Như vậy, thực hiện TTHC điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tại cửa khẩu quốc tế nậm cắn, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)