Khái niệm về chính sách phát triển điện mặt trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 26 - 27)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.2.1.2. Khái niệm về chính sách phát triển điện mặt trờ

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Phát triển là quá trình thay đổi của một hiện tượng, sự vật. Phát triển điện mặt trời là quá trình phát triển, tăng lên về số lượng và chất lượng cung ứng loại điện năng này cho xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng về quy mô, sự hoàn chỉnh về cơ cấu và sự tăng trưởng, phát triển về hiệu quả đóng góp cho xã hội sản phẩm của điện mặt trời. Phát triển không chỉ trong hiện tại mà còn phải bảo đảm cho tiếp tục trong tương lai, bảo đảm hài hòa trong phát triển chung về kinh tế - xã hội (KT-XH), không làm ảnh hưởng đến môi trường, công bằng xã hội.

Trong thực tế, việc phát triển điện mặt trời gặp nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết liên quan đến sản xuất (như đất đai và không gian, thiết bị, vốn, giá thành…) và những vấn đề liên quan đến tiêu dùng (như giá cả, tính tiện lợi trong tiêu dùng…). Những vấn đề trên sẽ gây khó khăn cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận điện mặt trời, và qua đó cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển điện mặt trời. Để việc phát triển điện mặt trời đạt mục tiêu về quy mô, cơ cấu và chất lượng, Nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển điện mặt trời. Các chính sách cụ thể này có thể bao gồm chính sách về tiếp cận đất đai và không gian cho sản xuất điện, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách ưu đãi thuế, chính sách mua, bán điện, chính sách hỗ trợ tài chính…

Như vậy, có thể hiểu chính sách phát triển điện mặt trời là một hệ thống

các chính sách được Nhà nước lựa chọn và được thể hiện dưới các hình thức văn bản khác nhau, để giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất và tiêu dùng điện mặt trời, nhằm đạt các mục tiêu phát triển điện mặt trời về quy mô, cơ cấu và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)