Các văn bản thể hiện nội dung chính sách phát triển điện mặt trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 27 - 28)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.2.2.1. Các văn bản thể hiện nội dung chính sách phát triển điện mặt trờ

phải giải quyết liên quan đến sản xuất (như đất đai và không gian, thiết bị, vốn, giá thành…) và những vấn đề liên quan đến tiêu dùng (như giá cả, tính tiện lợi trong tiêu dùng…). Những vấn đề trên sẽ gây khó khăn cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận điện mặt trời, và qua đó cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển điện mặt trời. Để việc phát triển điện mặt trời đạt mục tiêu về quy mô, cơ cấu và chất lượng, Nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển điện mặt trời. Các chính sách cụ thể này có thể bao gồm chính sách về tiếp cận đất đai và không gian cho sản xuất điện, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách ưu đãi thuế, chính sách mua, bán điện, chính sách hỗ trợ tài chính…

Như vậy, có thể hiểu chính sách phát triển điện mặt trời là một hệ thống

các chính sách được Nhà nước lựa chọn và được thể hiện dưới các hình thức văn bản khác nhau, để giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất và tiêu dùng điện mặt trời, nhằm đạt các mục tiêu phát triển điện mặt trời về quy mô, cơ cấu và chất lượng.

1.2.2. Nội dung chính sách phát triển điện mặt trời

1.2.2.1. Các văn bản thể hiện nội dung chính sách phát triển điện mặttrời trời

Chính sách phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời đã được Nhà nước ta rất quan tâm. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đưa ra định hướng đối với phát triển năng lượng tái tạo: “Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, thủy điện”… “Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặt biệt đối với hải đảo, vùng sâu, vùng xa”.

Quốc hội đã ban hành các Luật Điện lực năm 2004 và Luật Điện lực năm 2012 bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Điện lực năm 2004. Luật Điện

lực quy định: “Phát triển điện bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lượng”, “Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện”.

Tiếp theo, ngày 05 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết đinh số 176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Đến ngày 27 tháng 12 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1855/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Luật Đầu tư năm 2014 quy định cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng. Theo đó, việc đầu tư sản xuất năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

Ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Như vậy, có thể nói chủ trương và chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng được đề cập trong nhiều văn bản khác nhau của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)