Tiềm năng về nguồn năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 50 - 54)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

2.1.1. Tiềm năng về nguồn năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là điện mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm,… Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai,…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 3.000 đến 5.000 Kcal/m2.ngày.

Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.500 giờ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và lên đến 2,700 giờ tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Do có sự bức xạ mặt trời vào mùa hè nhiều hơn mùa đông nên mùa hè việc sử dụng thiết bị phát điện bằng năng lượng mặt trời đạt hiệu quả cao hơn.

Biểu đồ giờ nắng trung bình tháng tại một số địa phương trong Biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.1. Giờ nắng trung bình tháng tại một số địa phƣơng

Còn ở phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện dùng cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.000 đến 2.600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.

Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy, các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1.800 - 2.100 giờ nắng trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2.000 – 2.600 giờ nắng trong một năm.

Kết quả rà soát và đánh giá cường độ bức xạ mặt trời, số giờ nắng của 8 tỉnh Nam Trung bộ dựa trên hai nguồn thống kê: (i) Số liệu trung bình đo đạc trong 22 năm của NASA - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ; (ii) Số liệu đo đạc và thống kê trung bình của các trạm khí tượng thủy văn tại các tỉnh trên trong khoảng thời gian 20 –và trên 40 năm. Kết quả được trình bày từ Phụ lục 2.1 đến 2.16 ở phần Phụ lục.[PL. Tr.87].

Kết quả đánh giá cho thấy lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh phía Bắc giảm 20% so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, và lượng bức xạ mặt trời không phân phối đều quanh năm. Ở miền Bắc và miền Trung, vào mùa Đông, mùa Xuân mưa phùn kéo dài hàng chục ngày liên tục và nguồn bức xạ mặt trời dường như không đáng kể chỉ còn khoảng 1 - 2 KWh /m2/ngày, yếu tố này là cản trở lớn cho việc ứng dụng ĐMT. Điều này không xảy ra đối với các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh do có mặt trời chiếu rọi quanh năm, ổn định kể cả vào mùa mưa. Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam nói chung trong quá trình phát triển bền vững.

Đồ thị 2.1. Đồ thị bức xạ mặt trời và số giờ năng trung bình/ngày của đại diện 3 vùng của Việt Nam

Bản đồ bức xạ mặt trời và bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cơ quan nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, xây dựng các quy hoạch

tiềm năng phát triển điện mặt trời, giúp các nhà đầu tư có thêm nguồn thông tin tin cậy để ra quyết định đầu tư vào dự án điện mặt trời tại địa điểm phù hợp.

Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2 và phía Nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ phía Nam cao hơn phía Bắc, trong đó:

Vùng Tây Bắc, nhiều nắng vào tháng 8, thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4, 5 và 9, 10. Các tháng 6, 7 rất hiếm nắng và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2 ngày và trung bình trong năm là 3,498 kWh/m2. ngày. Vùng núi cao khoảng 1.500 m trở lên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1 năm sau. Cường độ bức xạ trung bình thấp nhỏ hơn 3,498 kWh/m2. ngày. Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở Bắc Bộ nắng nhiều vào tháng 5, còn ở

Bắc Trung Bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4. Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng và ở Bắc Trung Bộ vào tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là 2 h/ngày vào tháng 2, tháng 3. Số giờ nắng cao 7 h/ngày khoảng tháng 5,6 và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Vùng Trung Bộ. Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa thời gian nắng nhiều nhất vào khoảng giữa năm với 8-10 h nắng/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9 từ 5-6 h nắng/ngày. Với lượng tổng bức xạ trung bình trên 3, 498

kWh/m2/ngày ( có ngày đạt 5,815 kWh/m2.

Vùng phía Nam. Ở vùng này quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng từ 1,3,4 thường có nắng từ 7 h sáng đến 17 h. Cường độ bức xạ trung bình lớn

hơn trên 3, 498 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là ở các khu vực Nha Trang cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2 trong thời gian 8 tháng/năm.

Cường độ bức xạ mặt trời càng lớn thì lượng điện sản ra càng nhiều và khi đó giá thành sản xuất điện năng cạnh tranh hơn, đặc biệt khi tham chiếu với giá điện ưu đãi đề xuất là 9,35 UScents/kWh.

Tuy có tiềm năng phát triển điện mặt trời nhưng việc khai thác tiềm năng này còn gặp nhiều khó khăn. Các dự án điện mặt trời hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là các dự án nhỏ. Cho đến nay tính cả dự án của các doanh nghiệp và các hộ gia đình ứng dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện đã đi vào hoạt động thì công suất điện vẫn là con số nhỏ tổng công suất đạt khoảng 6MW.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)