Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 43 - 45)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước ở khu vực Đông Bắc Á có kinh nghiệm và thành tựu đáng kể trong việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Nhờ có các chính sách năng lượng trên quan điểm dài hạn, toàn diện và có hệ thống.

Chính sách quan trọng cho thị trường năng lượng tái tạo của Nhật Bản nói chung cũng như công nghệ điện mặt trời nói riêng là chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ công bố năm 2012. Chính sách này bắt buộc tất cả các công ty kinh doanh điện trên toàn Nhật Bản phải mua một sản lượng điện nhất định từ các nguồn năng lượng tái tạo. Chính sách trợ cấp cho sản xuất tấm pin mặt trời. Thu hồi vốn bằng cách bán điện năng dư thừa cho lưới điện với biểu giá ưu đãi cho các hộ tiêu thụ điện trong cả nước trả.

Luật FiT của Nhật bản trợ giá cho ngành năng lượng mặt trời. Theo luật này Chính phủ Nhật Bản sẽ mua mức giá điện sản xuất từ năng lượng mặt trời cao hơn so với giá thị trường, khoảng 40 Yen/kWh (0,50 USD/kWh) cho các dự án xây dựng các trung tâm điện năng lượng mặt trời có công suất trên 10kW (cho dự án xây dựng các trung tâm chuyên dụng tách biệt với khu dân cư) và khoảng 42 Yen/kWh (0.53 USD/kWh) cho các dự án có công suất <10kW (cho dự án xây dựng các công trình dân cư, văn phòng, có công năng

sản xuất điện từ năng lượng mặt trời). Những ưu đãi này giúp cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời ở Nhật Bản.

Từ năm 1975, Kyocera của Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, do Nhật Bản là một đất nước khá hẹp về diện tích đất đai bằng phẳng và không đủ diện tích để xây dựng các nhà máy điện mặt trời cỡ lớn, nên công nghệ điện mặt trời chủ yếu là ứng dụng với phạm vi nhỏ hẹp như trong sản xuất điện cho đèn đường, biển báo giao thông và trạm viễn thông ở khu vực miền núi.

Công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước ra đời đã giúp Nhật Bản giải quyết được hạn chế về địa hình vì nước Nhật Bản có tiềm năng về các hồ tích nước trong nông nghiệp, hồ kiểm soát lũ, hơn thế nữa, toàn bộ đất nước Phù Tang bao quanh bởi đại dương bao la. Rõ ràng đây là tài sản quý giá để đặt các tấm panô pin cho các nhà máy điện mặt trời kích cỡ khác nhau.

Với tất cả các ưu thế trên, chỉ trong một thời gian ngắn, Kyocera đã hoàn thành ba trạm điện Mặt Trời nổi trên mặt nước, trong đó trạm lớn nhất của Kyocera đặt tại hồ Sakasamaike, thành phố Kasai, tỉnh Hyogo, hoàn thành ngày 24 tháng 5 năm 2015 với công suất 2,3 megawatt (MGW), đủ đáp ứng nhu cầu điện cho 820 hộ dân.

Trạm điện tại Kasai lắp đặt 9.072 tấm pin năng lượng mặt trời, có tổng cộng chiều dài 333 m, rộng 77 m có tổng diện tích bề mặt hấp thụ ánh nắng 25.000 mét vuông. Các tấm pin silicon trên mặt nước, có diện tích nhỏ hơn so với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên đất liền, sẽ được một mạng lưới làm từ sợi thuỷ tinh và chất dẻo siêu nhẹ nâng nổi trên mặt nước.

Các tấm pin mặt trời trên mặt nước còn giúp ngăn chặn 90% nước bốc hơi, ngăn chặn sự phát triển của tảo và các sinh vật hữu cơ trong môi trường nước bằng cách giữ mát cho bề mặt nước.

Trạm bán điện cho Công ty điện lực Kansai ở Osaka với tổng giá trị khoảng 96 triệu yên (780.000 USD)/năm. Theo chuyên gia của Kyocera, chi phí và thời gian lắp đặt các trạm điện này giảm nhiều so với các trạm điện lắp đặt trên đất liền. Các kết nối bền vững song không cố định mà có độ linh hoạt nên có khả năng chịu được các yếu tố thời tiết tiêu cực như bão, lốc cao hơn so với các tấm pin được lắp đặt trên đất liên. Bên cạnh đó, hoạt động vận hành và bảo trì cũng không đòi hỏi nhiều công sức nên nhân lực để vận hành cho trạm điện tại Kasai chỉ có khoảng từ 4-6 người.

Hiện tại, Kyocera cũng đang xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ chứa ở tỉnh Chiba với công suất là 13,4 megawatt. Kyocera hy vọng các nhà máy điện mặt trời nổi của mình sẽ đóng góp cho nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)