Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 88 - 91)

III. Price trends August

43 Hệ thống điện MT, trụ sở UBND tỉnh Ninh Thuận 14.800 44Hệ thống điện MT, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, HN154

2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, về chính sách phát triển điện mặt trời.

Mục tiêu và giải pháp phát triển điện mặt trời không được xác định cụ thể và tách riêng, mà được đã được xác định chung với mục tiêu và giải pháp phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành được các chính sách cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất và sử dụng điện mặt trời ở Việt Nam. Cụ thể:

+ Nhà nước chưa có các chính sách về ưu đãi tín dụng, đất đai, thuế, thu mua điện… Do đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, phân phối và tiêu dùng điện mặt trời.

+ Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi đầu tư vào nghiên cứu điện mặt trời. Do đó, không khuyến khích được các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ điện mặt trời. Điều này dẫn đến phần lớn các thiết bị và công nghệ điện mặt trời đều phải nhập khẩu và

giá bán cao.

+ Một trong những thách thức lớn nhất đối với phát triển điện mặt trời là biểu giá hiện hành chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, suất đầu tư điện mặt trời còn cao. Trong khi đó, Chính phủ chưa ban hành giá bán năng lượng điện mặt trời.

- Thứ hai, về triển khai thực hiện chính sách.

+ Công tác quy hoạch phát triển điện mặt trời còn chậm do quá trình khảo sát, thẩm định và phê duyệt tốn nhiều thời gian, nhiều thủ tục. Do phần lớn các Quyết định trên không đưa ra định hướng quy hoạch riêng cho phát triển nguồn điện mặt trời (chỉ có Quyết định số 428 đề cập, nhưng vào năm

2016), nên việc triển khai lập quy hoạch chi tiết phát triển nguồn điện mặt trời gặp nhiều khó khăn.

+ Công tác tuyên truyền còn chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, ít đổi mới. Chủ yếu tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, ứng dụng năng lượng mặt trời chưa được phổ biến rộng khắp mọi nơi.

+ Các quy định về thủ tục cấp phép đầu tư sản xuất điện mặt trời còn rườm rà. Các nhà đầu tư phải đi lại nhiều lần mới xong thủ tục, mất nhiều thời gian để thẩm định và phê duyệt do phải khảo sát.

+ Việc triển khai các dự án điện mặt trời chưa được thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư cao và giá bán điện của dự án cao.

Tóm lại những rào cản đối với phát triển điện mặt trời ở nước ta được nhận diện là do thiếu quy hoạch phát triển cụ thể, các thủ tục và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư.

Tiểu kết Chƣơng 2

Với mục tiêu cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển điện mặt trời và thực thi chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, Chương 2 đã tập trung làm rõ tiềm năng và cơ hội cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, gồm điều kiện tự nhiên của Việt Nam tạo ra tiềm năng rất lớn cho phát triển điện mặt trời, sự phát triển công nghệ điện mặt trời trên thế giới tạo ra cơ hội giảm chi phí đầu tư cho các dự án điện mặt trời. Hơn nữa, Chương này tập trung phân tích thực trạng triển khai thực thi chính sách điện mặt trời ở Việt Nam, bao gồm thực trạng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời, thực trạng quy hoạch phát triển điện mặt trời, thực trạng công tác tuyên truyền về năng lượng mặt trời, thực trạng phát triển công nghệ mặt trời, thực trạng cấp phép và triển

khai các dự án điện mặt trời trên cả nước. Đồng thời, Chương này đã đánh giá được những các kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)