Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 84 - 85)

III. Price trends August

43 Hệ thống điện MT, trụ sở UBND tỉnh Ninh Thuận 14.800 44Hệ thống điện MT, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, HN154

2.3.2. Những hạn chế

- Về ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cho dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành được một số văn bản quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực. Nhưng chưa ban hành được bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời và thực hiện kiểm nghiệm chất lượng, hiệu suất của các thiết bị nhập khẩu, sản xuất trong nước để hạn chế lưu thông sản phẩm không đảm bảo chất lượng, định hướng cho người dân sử dụng năng lượng mặt trời. Hơn nữa, cũng chưa ban hành được các quy định về an toàn điện mặt trời và chỉ tiêu năng lượng cho các công trình xây dựng (Chỉ số “xanh”) để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời.

- Về quy hoạch phát triển điện mặt trời. Tuy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành được 02 Quyết định về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực

quốc gia, trong đó có quy hoạch phát triển điện mặt trời. Nhưng hai văn bản này chỉ có tính định hướng và các địa phương chưa ban hành được các quy hoạch chi tiết. Do đó, phần lớn các dự án điện mặt trời chưa nằm trong quy hoạch của địa phương. Điều này dẫn đến hệ quả là các chủ đầu tư phải mất rất nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ và thủ tục xin bổ sung quy hoạch.

- Về công tác tuyên truyền về sử dụng năng lượng mặt trời. Công tác tuyên truyền về lợi ích về môi trường của việc sử dụng các thiết bị năng lượng mặt chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, ứng dụng năng lượng mặt trời chưa được phổ biến rộng khắp mọi nơi.

- Về sản xuất điện mặt trời và sử dụng thiết bị điện mặt trời trong tiêu dùng. Cho dù Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, nhưng

cho đến nay, các dự án điện mặt trời chưa phát triển mạnh, tỉ trọng trong tổng công suất hệ thống điện còn rất nhỏ. Hầu hết các dự án điện mặt trời trên cả nước mới chỉ ở quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu khai thác nhiệt năng từ năng lượng mặt trời như các ứng dụng điện mặt trời cho hộ gia đình và các trung tâm dịch vụ, hệ thống đun nước mặt trời, đèn điện và sấy.

Các dự án điện mặt trời tính đến tháng 6 năm 2016 mới cung cấp được tổng công suất điện mặt trời tính đến tháng 6 năm 2016 là 10.081.970 Wp. Như vậy, mục tiêu chính sách điện mặt trời đề ra là không đạt. Mà con số đạt được còn rất nhỏ so với mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)