Các giải pháp phát triển điện mặt trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 31 - 35)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.2.2.4. Các giải pháp phát triển điện mặt trờ

Do mục tiêu phát triển điện mặt trời ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau, nên các giải pháp phát triển điện mặt trời qua các giai đoạn khác nhau cũng có những điểm khác nhau. Như đã trình bày ở trên, giai đoạn từ 2004 đến 2015, mục tiêu phát triển điện mặt trời được xác định cùng với mục tiêu

phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung, nên các giải pháp phát triển điện mặt trời cũng được xác định cùng với giải pháp phát triển năng lượng tái tạo.

Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 đề ra các giải pháp phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời gồm:

- Tăng cường tuyên tuyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng và các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch,

- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật... ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió... từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước. - Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới; thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.

- Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác, nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015, đề ra các giải pháp phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời gồm:

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức với các hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

- Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới thuộc địa bàn do

đơn vị mình quản lý. Chi phí mua điện của các dự án phát triển điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo hạch toán vào giá thành điện của đơn vị điện lực và được tính toán và đưa đầy đủ trong cơ cấu giá bán lẻ điện và thu hồi qua doanh thu bán điện.

- Các dự án phát triển điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Chi phí đấu nối và các chi phí khác có liên quan phát sinh hợp lý của các đơn vị lưới điện (đơn vị truyền tải và phân phối điện) do mua điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo được tính trong chi phí truyền tải, phân phối điện của đơn vị lưới điện.

- Đối với hệ thống điện độc lập sử dụng nguồn điện độc lập sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo, chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định

tổng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng mức hỗ trợ được trích từ quỹ phát triển năng lượng bền vững.

- Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực điện có trách nhiệm đóng góp vào việc phát triển ngành lượng tái tạo của đất nước.

- Các khách hàng sử dụng điện cuối cùng đang mua điện từ hệ thống điện quốc gia, thực hiện phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo với mục đích chính là tự đảm bảo cho nhu cầu điện của mình, được áp dụng cơ chế thành toán bù trừ.

- Các dự án phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Các cá nhân, tổ chức sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho mục đích năng lượng phải đóng phí môi trường tương ứng với khối lượng nhiên liệu được sử dụng. Một phần phí môi trường được sử dụng cho khuyến khích phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thông qua Quỹ phát triển năng lượng bền vững.

Đồng thời, Quyết định 2068 cũng đề ra những giải pháp cụ thể để khuyến khích phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời, gồm:

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển và sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước, hệ thống sưởi, làm lạnh sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.

- Doanh nghiệp phát triển bất động sản có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng mặt trời khi thiết kế và xây dựng các tòa nhà, phù

hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.

- Đối với một tòa nhà đã được hoàn thành, người sử dụng có thể lắp đặt hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn sản phẩm, với điều kiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của tòa nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)