Các yếu tố liên quan đến năng lực tổ chức triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 41 - 43)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.3.4.3. Các yếu tố liên quan đến năng lực tổ chức triển khai thực hiện

- Năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời.

Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách.

Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Như vậy, năng lực của cán bộ, công chức thực thi chính sách phát triển điện mặt giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu năng lực của cán bộ, công chức đảm nhiệm thực thi chính sách yếu kém sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện.

- Năng lực nghiên cứu khoa học về điện mặt trời.

Đối với Việt Nam việc đào tạo nguồn nhân lực cho các chuyên ngành năng lượng tái tạo (NLTT) là vấn đề phải được quan tâm ngay từ bây giờ vì đã là muộn nếu muốn ngành công nghiệp này phát triển mạnh. Như vậy, các bộ, ngành, tập đoàn, công ty đã có các dự án năng lượng điện mặt trời, đang triển khai các dự án cần đưa ra các kế hoạch và mục tiêu đào tạo cụ thể để có nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các đoàn đi tham quan học tập và khảo sát thực tế tại các cơ sở, công trường, cơ quan quản lý vận hành các dự án NLTT của các nước đã có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có Chương trình đào tạo về ngành NLTT; muốn vậy, trước mắt cần mời những giảng viên có kinh nghiệm soạn thảo ra Bộ giáo trình có tiếp thu các thành tựu khoa học đã đạt được của quốc tế và hiểu hết được tình hình cụ thể của Việt Nam về năng lượng tái tạo trong đó chú trọng về điện mặt trời.

Hiện tại ở trong nước các nhà đầu tư vào sản xuất điện mặt trời chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ do khả năng tài chính của nhà đầu tư không lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn lớn đầu tư cho các dự án lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)