Thực trạng công tác tuyên truyền về phát triển năng lượng điện mặt trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 60 - 61)

III. Price trends August

2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về phát triển năng lượng điện mặt trờ

khối.v.v.), từng bước gia tăng tỉ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện. Trong đó, có xác định cụ thể: Đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà: Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện này lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỉ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Như vậy, hơn 10 năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp và hiện nay là Bộ Công Thương đã ban hành một số văn bản nhằm thực hiện định hướng phát triển điện lực Việt Nam, trong đó có định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...). Tuy nhiên, chưa có một văn bản cụ thể nào được ban hành chuyên về phát triển điện mặt trời. Cho đến năm 2016, Quyết định 428 của Thủ tướng Chính phủ mới đề cập đến định hướng quy hoạch phát triển điện mặt trời với từ cách là một nguồn điện năng riêng biệt tách ra khỏi mục tiêu phát triển nguồn điện năng tái tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu phát triển điện mặt trời ở Việt Nam trong thời gian hơn 10 năm qua.

2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về phát triển năng lượng điện mặt trời mặt trời

Công tác tuyên truyền còn chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, ít đổi mới. Chủ yếu tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, ứng dụng năng lượng mặt trời chưa được phổ biến rộng

khắp mọi nơi. Chủ yếu những nơi có đời sống sinh hoạt cao tiếp cận được với các thông tin này qua phương tiện thông tin đại chúng, các loại báo. Một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số hầu như không có thông tin về việc sử dụng năng lượng mặt trời. Đây cũng là vùng đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt nên việc tuyên truyền cũng gặp khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng, do thiếu các dự án điển hình thành công nên chưa có truyền thông phù hợp, đúng cách và đúng bản chất tới cộng đồng để tạo sự ủng hộ, đồng thuận nhằm xây dựng ý thức chung của quốc gia trong sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

Những hạn chế nêu trên một phần do đội ngũ cán bộ tuyên truyền về phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để tuyên truyền còn chưa rõ ràng có sự chồng chéo. Sự phối hợp giữa ngành thông tin và truyền thông với các nhà đài. Kinh phí cho việc tuyên truyền, cơ sở vật chất, phương tiện tuyên truyền còn hạn chế, chưa đáp ứng được công tác tuyên truyền theo đúng vai trò của công tác tuyên truyền nên chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)