Các yếu tố liên quan đến sản xuất điện mặt trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 39 - 41)

- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn

1.3.4.1. Các yếu tố liên quan đến sản xuất điện mặt trờ

- Điều kiện tự nhiên.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển điện mặt trời là lượng ánh sáng mặt trời và cường độ ánh sáng (ánh sáng mặt trời chỉ có vào ban ngày cho nên buổi tối khó có được điện sáng mà phải có bình tích điện). Nhu cầu sử dụng điện lớn như vậy buộc phải sử dụng loại tích điện phù hợp để có thể đủ dùng vào buổi tối. Mặt khác, mùa mưa rất ít ánh nắng mặt trời việc phát điện nhờ ánh sáng là một thách thức đối vợi việc phát triển nguồn năng lượng này. Hơn nữa, lượng điện mặt trời được sản xuất ra còn phụ thuộc vào diện tích không gian để lắp đặt các thiết bị và các tấm pin mặt trời để chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Do đó, để sản xuất được một số lượng lớn điện mặt trời cần phải có diện tích lớn đất đai.

- Thiết bị và công nghệ.

Hiệu năng sản xuất điện mặt trời phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và công nghệ chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng. Do đó, nếu chúng ta tạo ra được những thiết bị và công nghệ tiên tiến, có hiệu năng cao thì sẽ giảm được giá thành sản xuất điện mặt trời. Hơn nữa, hiện nay thiết bị và công nghệ sản xuất điện mặt trời ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài cho nên giá

thành rất cao. Việc sản xuất năng lượng vướng phải khó khăn khác là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất.

- Vốn đầu tư cho sản xuất điện mặt trời.

Vốn đầu tư cho phát triển năng lượng điện mặt trời cao: Chi phí đầu tư cho 1 kWh điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo đang ở mức khá cao so với việc đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời. Vì vậy, việc thực thi chính sách điện mặt trời chưa được ứng dụng rộng rãi và phổ biến.

- Giá thành sản xuất điện mặt trời.

Theo các chuyên gia điện năng lượng mặt trời ở nước ta, tại thị trường Việt Nam hiện nay, chi phí sản xuất cho mỗi kWh dao động từ 7 đến 7,5 cent Mỹ (khoảng 1.670 đ/kWh) khi triển khai phương án kinh doanh bán điện mặt trời cho tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).

Với các hộ gia đình, nếu chỉ triển khai mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (chỉ sử dụng điện mặt trời khi có ánh sáng, sử dụng điện lưới khi không còn ánh sáng mặt trời), chi phí đầu tư ban đầu sẽ khoảng 28 triệu đồng/kWh, khi đó chi phí để sản xuất mỗi kWh sẽ vào khoảng 1.800

đ với thời gian khấu hao từ 6 – 8 năm cho thiết bị. Chi phí này tương đương với giá điện của Nhà nước.

Với các hộ gia đình không có điện lưới, việc không có ắc quy lưu trữ điện năng sẽ khiến cho họ không có điện khi ánh mặt trời tắt, vì vậy họ lắp thêm ắc quy cho mục đích sử dụng vào buổi tối, chi phí đầu tư ban đầu sẽ khoảng 48 triệu đồng/kWh. Tuổi thọ của tấm pin mặt trời là khá lớn, khoảng 25 năm, nhưng tuổi thọ ắc quy là khá ngắn, thường là 5 năm. Vì vậy, khi sử dụng ắc quy để lưu điện, chi phí cho mỗi kWh sẽ khoảng trên 3.000đ/kWh và phải thay ắc quy 5 năm mỗi lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)