Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 85 - 88)

III. Price trends August

43 Hệ thống điện MT, trụ sở UBND tỉnh Ninh Thuận 14.800 44Hệ thống điện MT, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, HN154

2.3.2.1. Những nguyên nhân khách quan

- Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển các dự án điện mặt trời là điện mặt trời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ánh sáng mặt trời chỉ có vào ban ngày cho nên buổi tối khó có được điện sáng. Mặt khác, mùa mưa rất ít ánh nắng mặt trời việc phát điện nhờ ánh sáng

là một thách thức đối với việc phát triển nguồn năng lượng này. Dao động công suất phát của điện mặt trời do tác động của mây có thể rất lớn, dẫn đến những tác động không mong muốn trong hệ thống điện, như gây dao động cả điện áp và tần số, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ tiêu thụ nhạy cảm với thay đổi diện áp và tần số ở gần.

- Dự án điện mặt trời sử dụng một quỹ đất lớn bởi các tấm pin/lưới năng lượng cần diện tích rất rộng. Để sản xuất 1 MW điện mặt trời cần diện tích từ 1,5 đến 2 ha đất. Điều này dẫn đến chi phí cho việc thuê đất lớn và hệ quả là giá thành điện cao. Để tiết kiệm quỹ đất, các nhà đầu tư đã nghiên cứu tận dụng các hồ thủy điện, thủy lợi để tận dụng diện tích mặt nước trên các hồ. Cơ hội này lại song hành với các khó khăn khác, trong đó dao động bất thường của mực nước trên các hồ thực sự là thách thức không nhỏ.

- Các dự án điện mặt trời quy mô lớn thường được lắp đặt tại các vị trí xa trung tâm phụ tải, phần lớn không tận dụng được lưới điện ở địa phương. Do đó, chi phí đầu tư đấu nối lớn, trong khi đó số giờ sử dụng công suất cực đại của điện mặt trời thấp, chỉ bằng khoảng một phần ba so với nhiệt điện truyền thống dẫn đến phí truyền tải và phân phối điện khá lớn. Hệ số công suất điện mặt trời chỉ 20 đến 30%, trong khi nhiệt điện than là 70-80%).

- Chi phí lắp đặt các thiết bị thu điện từ năng lượng mặt trời là khá cao. Giá các tấm pin mặt trời có xu hướng giảm từ 3.5-4 EUR/Wp năm 2008 xuống còn chỉ 0.44-0.59 EUR/Wp vào tháng 10 năm 2016. Tuy vậy, chi phí lắp đặt cũng khá cao. Ước tính với một dự như án Dự án Trang trại năng lượng mặt trời tại thôn Thịnh Sơn, xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa với công suất thiết kế 50MW và dự kiến sản lượng điện sản xuất

83 GWh/năm, diện tích đất sử dụng 95 ha thì tổng số vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Với các hộ gia đình, nếu chỉ triển khai mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (chỉ sử dụng điện mặt trời khi có ánh sáng, sử dụng

điện lưới khi không còn ánh sáng mặt trời), chi phí đầu tư ban đầu sẽ khoảng 28 triệu đồng/kWh, khi đó chi phí để sản xuất mỗi kWh sẽ vào khoảng 1.800 đ với thời gian khấu hao từ 6 – 8 năm cho thiết bị. Chi phí này tương đương

với giá điện của Nhà nước.

- Lưới điện Việt Nam là lưới xoay chiều, trong khi điện mặt trời là điện một chiều nên phải dùng thêm một thiết bị inverter. Công nghệ và các thiết bị dùng để khai thác năng lượng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài cho nên giá thành rất cao.

- Nguồn vốn lớn được cho là nguyên nhân căn bản để giải quyết các thách thức cho điện mặt trời cũng đang là khó khăn của các nhà đầu tư, nếu lãi suất vay thương mại từ 8-10% thì không thể đầu tư vào điện mặt trời. Cơ chế vốn cần phải được ưu đãi.

Điều kiện tự nhiên, đất đai, vốn và công nghệ nêu trên là những nguyên nhân chính dẫn đến giá thành điện mặt trời cao so với các nguồn điện khác. Với tính toán suất đầu tư lớn, Hiệp hội năng lượng sạch thống kê, dự tính giá thành của 1 kWh điện mặt trời nối lưới dao động khoảng 12 cent/kWh, trong khi giá điện từ các nguồn hiện nay trung bình khoảng 5-6 cent/kWh.

Đối với dự án nối lưới theo tính toán là 2.452 đồng/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với dự án điện trên mái nhà 3.065 đồng/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong khi giá điện bán lẻ là 1.622,01 đồng/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (theo Quyết định số 2256/QĐ/BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương).

Tất cả những nguyên nhân khác quan nêu trên đang là những rào cản đối với việc phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, làm cho việc phát triển điện mặt trời trở nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư so với các nguồn năng lượng khác. Nếu không có những chính sách để bù đắp những khác biệt trên thì không thể thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào phát triển điện mặt trời ở Việt

Nam, và sẽ không đạt được mục tiêu phát triển điện mặt trời mà đã được xác định trong Chiến lược phát triển điện lực quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)