Sự phát triển công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 61 - 63)

III. Price trends August

2.2.4. Sự phát triển công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam

Tuy còn non trẻ song ngành công nghiệp điện mặt trời ở Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh với nguồn "tài nguyên nắng” dồi dào, và các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng lực lượng sản xuất, đang là trung tâm có tiềm năng phát triển công nghiệp NLMT nhất trong cả nước. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một “điểm tựa”, đột phá khẩu cho ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam với lộ trình 20 năm.

Tính đến nay, công nghiệp điện mặt trời Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng được một số cơ sở sản xuất tiêu biểu như nhà máy sản xuất Module

PMT quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng công nghiệp sản xuất chế tạo các thiết bị điện tử ngoại vi phục vụ cho ĐMT xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa Solar và Công ty CP Nam Thái Hà, nhà máy “Solar Materials Incorporated” có khả năng cung cấp cả hai loại Silic khối (mono and multi-crystalline) sử dụng cho công nghiệp sản xuất PMT.

Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như module PMT, các thiết bị ngoại vi inveter, các máy smarts, thiết bị ĐMT nối lưới công nghệ SIPV đã chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước và bước đầu vươn ra thị trường trong khu vực và thị trường thế giới.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp pin mặt trời Thành phố Hồ Chí Minh đã gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu hai khâu trong một quy trình công nghiệp khép kín, đó là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến PMT từ phiến silic. Nếu hoàn thiện hai khâu trên, Việt Nam sẽ trở thành một trong số ít những nước ở châu Á có nền công nghiệp chế tạo PMT khép kín.

Từ đầu những năm 1990 Việt Nam đã bắt đầu xây dựng một số cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu và ứng dụng điện mặt trời. Bước đi đầu tiên có ý nghĩa là việc đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm bán dẫn của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (với 5 triệu USD) và phòng thí nghiệm Nano của Khu công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh (với với 11 triệu USD).

Cũng trong khoảng thời gian đó, các tổ chức nghiên cứu triển khai liên quan điện mặt trời cũng ra đời ở một vài viện nghiên cứu và trường đại học khác, như ở Phòng thí nghiệm SolarLab thuộc Viện Khoa học Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các Trung tâm Năng lượng Tái tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc ở Viện Năng lượng Việt Nam (thuộc Bộ Công Thương).

Trong giai đoạn đầu, nguồn đầu tư cho nghiên cứu và khai thác sử dụng điện mặt trời có tính nhỏ lẻ, chủ yếu từ các tổ chức quốc tế và Nhà nước. Đến những năm gần đây, một số công ty tư nhân bắt đầu chú ý đầu tư hơn vào lĩnh vực mới này, tập trung vào công nghệ sản xuất pin quang điện PV. Trong số đó phải kể đến Công ty cổ phần Năng lượng Mặt Trời Đỏ thành lập năm 2007 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này đã cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời công suất từ 50 kWp đến 175 kWp đạt tiêu chuẩn châu Âu cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai thiết kế lắp các công trình, dự án hệ thống điện mặt trời cho các

địa phương.

Các cơ sở sản xuất và triển khai điện mặt trời kể trên cùng với các cơ sở khác nằm rải rác ở các vùng là nền tảng đầu tiên để Việt Nam có được một nền công nghiệp điện mặt trời trong tương tương lai sắp tới. Nhưng để xây dựng một nền công nghiệp như vậy, Việt Nam cần đầu tư để sớm có các nhà máy có sản lượng chế tạo pin mặt trời với công suất cao hơn và mở ra hướng mới sử dụng công nghệ khác, đó là công nghiệp nhiệt điện mặt trời hay công nghệ điện mặt trời hội tụ CSP (concentrating solar power plant).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)