Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuyển dụng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

Tuyển dụng công chức cấp xã chịu ảnh hưởng có rất nhiều yếu tố, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm yếu tố cơ bản: Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quản, cụ thể như sau:

1.3.1. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương: Địa phương nào có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển thì sẽ thu hút được nhiều người đăng ký tham gia tuyển dụng; ngược lại địa phương nào có điều kiện kinh tế-xã hội kém phát triển, hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất, văn hóa kém thì khó thu hút được người đăng ký tham gia dự tuyển, thậm chí có nơi không tuyển được đủ số lượng công chức cấp xã theo như nhu cầu của địa phương.

Đồng thời, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội cũng ảnh hướng trực tiếp đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác tuyển dụng, việc đưa ra các chính sách đãi ngộ đối với công chức sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại địa phương.

- Chính sách đãi ngộ: Các địa phương có điều kiện kính tế-xã hội phát triển sẽ có đủ nguồn lực kinh tế để đưa ra các chính sách đãi ngộ đối với công chức sau tuyển dụng; đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tạo môi trường thuận lợi cho công chức làm việc, sẽ dễ dàng thu hút được nhiều người tham gia tuyển dụng, vì thế có điều kiện để tuyển dụng được người có năng lực tốt và ngược lại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn sẽ khó có điều kiện để đưa ra chính sách đãi ngộ tốt, hoặc tạo ra môi trường làm việc tốt cho các ứng viên sau khi trúng tuyển nên khó thu hút được người giỏi, người có năng lực tham gia dự tuyển theo mong muốn của đơn vị tuyển dụng.

- Hệ thống chính sách, pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình tuyển dụng công chức. Các nội dung về các chính sách, pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã bao gồm: Các quy định về quy trình tuyển dung, hồ sơ tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng, thời gian tuyển dụng… Nếu hệ thống các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã có sự thống nhất, đảm bảo tính khả thi sẽ tạo

thuận lợi trong việc triển khai thực hiện, nếu các quy định không rõ ràng, mẫu thuẫn giữa các văn bản thì việc triển khai trên thực tế gặp nhiều khó khăn.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Ngoài các yếu tố khách quan thì các yếu tốt chủ quan cũng ảnh hướng vô cùng lớn đến việc tuyển dụng công chức cấp xã như:

- Một là, nhận thức, ý thức trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện.

Đây là những người có vai trò quyết định đến việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng; quyết định đến chỉ tiêu tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; là những chủ thể xác định và quyết định nhu cầu tuyển dụng, vị trí cần tuyển dụng, số lượng chỉ tiêu cần tuyển dụng, xác định điều kiện, tiêu chuẩn đối với người dự tuyển. Nếu Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện có ý thức trách nhiệm cao, công tâm, khách quan trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng thì sẽ xác định chính xác và xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của địa phương mình. Nếu Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện là người vụ lợi, trách nhiệm không cao rất có thể sẽ lợi dụng việc tuyển dụng để vụ lợi cá nhân, xây dựng kế hoạch tuyển dụng không phù hợp với thực tế nhu cầu của địa phương mà trên cơ sở một nhóm lợi ích nào đó.

Thực tế cho thấy rằng, nếu các cá nhân có thẩm quyền về tuyển dụng nhận thức đúng đắn về vấn đề tuyển dụng công chức cấp xã thì việc tuyển dụng công chức cấp xã sẽ được thực hiện một cách khách quan, kịp thời. Nhưng nếu vì ảnh hưởng của lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thì việc tuyển dụng sẽ chỉ mang tính hình thức và hướng đến vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì lợi ích của tập thể, của địa phương.

Mặt khác, việc tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tuyển

dụng, nếu không công tâm, khách quan có thể dẫn tới việc cá nhân chỉ đạo, gây áp lực vào các khâu, các quá trình tổ chức thực hiện của Hội đồng tuyển dụng, gây ra tình trạng tiêu cực, làm sai lệch kết quả tuyển dụng để đạt được mục đích nào đó của mình.

Do đó, có thể nói nhận thức và ý thức trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của tuyển dụng công chức cấp xã ở địa phương.

- Hai là, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, hiệu quả của những người tham gia Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã.

Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng, công tác tuyển dụng có đạt được hiệu quả hay không, có đảm bảo được các nguyên tắc hay không đều phụ thuộc vào Hội đồng tuyển dụng. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng, nếu Hội đồng tuyển dụng có ý thực trách nhiệm, các thành viên Hội đồng có kinh nghiệm, có chuyên môn sâu thì sẽ tổ chức các nội dung công tác tuyển dụng có hiệu quả. Ngược lại, nếu Hội đồng tuyển dụng việc bố trí các thành viên không phù hợp, thiếu kinh nghiệm công tác về lĩnh vực cần tuyển, thiếu kiến thức pháp luật về vấn đề tuyển dụng thì không thể triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định có hiệu quả được. Bên cạnh đó, các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng cũng đóng góp vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng như: Ban Đề thi sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đề thi; ảnh hưởng lớn đến công tác bảo mật đề thi; ảnh hưởng lớn đến tính chất phù hợp của đề thi với vị trí việc làm cần tuyển, nếu Ban Đề thi thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng ra đề thi, thiếu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần tuyển thì không thể ra đề thi chất lượng, phù hợp và sát với vị trí cần thi tuyển được. Tương tự như vậy, các bộ phận khác đều ảnh hưởng đến từng nội dung

của vấn đề tuyển dụng như Ban Coi thi ảnh hưởng đến việc coi thi nghiêm túc hay không, có để xảy ra vi phạm nội quy kỳ thi hay không; Ban phách liên quan đến an toàn, bí mật của mã số phách, đến số báo danh của thí sinh; Ban chấm thi ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của từng thí sinh… Nếu các bộ phận này thiếu tinh thần trách nhiệm, không chuyên nghiệp thì cũng có thể dẫn tới việc tuyển dụng công chức cấp xã không khách quan, không công bằng, có tiêu cực và không có hiệu quả.

Quá trình tuyển dụng công chức cấp xã phụ thuộc vào hoạt động của Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã. Nếu Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đúng quy định, chuyên nghiệp và có hiệu quả thì công tác tuyển dụng sẽ đảm bảo chất lượng, tuyển dụng được người đáp ứng được yêu cầu công việc; Hội đồng tuyển dụng làm việc không hiệu quả, không có tinh thần trách nhiệm và không có tính chuyên nghiệp thì chất lượng tuyển dụng công chức không cao, khó có thể tuyển dụng được người đáp ứng được yêu cầu công việc, thậm chí tuyển sai người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)