Điều kiện tự nhiên và kinh tế, chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 52)

2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, chính trị xã hội

* Về vị trí địa lý

Quảng Ninh Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 153 km, có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha (số liệu năm 1998). Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

* Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

* Về kinh tế - chính trị

Quảng Ninh đã phát huy khối đại đoàn kết, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, có nhiều giải pháp đột phá để khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn nhằm “xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp, là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ

tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền vững; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh;cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại...” (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020).

Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo thực hiện thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, giải phóng mặt bằng... tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ về giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp.

Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã từng bước khẳng định rõ vai trò, vị trí là địa bàn động lực, một trong những cực tăng trưởng của miền Bắc; khẳng định được sự phát triển toàn diện với quy mô và sức cạnh tranh được nâng lên rõ rệt, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao so với bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - thủy sản trong Tổng sản phẩm trên địa bàn (tiếng anh: Gross Regional Domestic Product – viết tắt GRDP). Quảng Ninh liên tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng được cải thiện đáng kể, trong đó, năm 2017, 2018 tỉnh vươn lên dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tiếng anh: Provincial Competitiveness Index - viết tắt là PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (tiếng anh: Public Administration Reform Index - viết tắt là PAR INDEX).

Đội ngũ cán bộ từ tỉnh tới cơ sở đổi mới tư duy, tầm nhìn, phong cách, lề lối làm việc; trình độ, năng lực được nâng lên... từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả to lớn việc sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy theo hướng giảm những tổ

chức, đơn vị trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, ít hiệu quả hoặc chưa phù hợp về mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức. Đồng thời, thành lập mới, chuyển đổi mô hình quản lý đối với những cơ quan, đơn vị cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương, cụ thể: Thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và 14/14 địa phương cấp huyện; quyết định về phê duyệt Đề án và hợp nhất Ban Tổ chức cấp huyện với Phòng Nội vụ cấp huyện tại 14/14 địa phương và Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra với Thanh tra cấp huyện 14/14 địa phương, nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố đạt 98,15%...

* Về văn hóa xã hội

Quảng Ninh được cả nước cũng như thế giới biết đến không chỉ là một vùng công nghiệp than lớn nhất Việt Nam, mà còn bởi những di sản thiên nhiên, văn hoá quý báu, cả do thiên nhiên ban tặng và do con người sáng tạo nên. Được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ”, Quảng Ninh có địa hình đa dạng, phức tạp, hội tụ các dạng địa hình tiêu biểu của cả nước là biển đảo, đồng bằng, trung du và miền núi. Những điều kiện tự nhiên phong phú này đã tạo cho Quảng Ninh những thắng cảnh nổi tiếng mà ít địa phương nào trong cả nước có được: Vịnh Hạ Long, quần đảo Cô Tô, bãi tắm Trà Cổ, Vườn quốc gia Bái Tử Long; hồ Yên Lập (Hoành Bồ), hồ Yên Trung (Uông Bí), thác Lựng Xanh (Uông Bí), thác Mơ (Quảng Yên), rừng nguyên sinh Yên Tử, Khu Bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Hoành Bồ)…

Quảng Ninh có 22 dân tộc sinh sống, trong đó có sáu dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, bản sắc dân tộc rõ nét: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Trong đó người kinh chiếm 89,23%, người Dao chiếm 4,45%, Sán Dìu chiếm 1,80%, Sán Chỉ chiếm 1,11%, người Hoa chiếm 0,43%.

Dân số Quảng Ninh hiện là 1.258.100 người, với cơ cấu dân số trẻ, trong đó nam chiếm 50,9%, nữ chiếm 49,1%. Mật độ dân số của tỉnh phân bố không đồng đều: các thành phố lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái có mật độ dân số cao, các huyện như Ba Chẽ, Bình Liêu… có mật độ phân bổ rất thấp và có nhiều đồng bào dân tộc.

* Về đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố, trong đó: 04 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái); 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 08 huyện (Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà) và 186 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 111 xã, 67 phường và 08 thị trấn, trong đó: 125 đơn vị hành chính cấp xã loại I (65 xã, 56 phường, 04 thị trấn); 49 đơn vị hành chính cấp xã loại II (37 xã, 10 phường, 02 thị trấn); 12 đơn vị hành chính cấp xã loại III (09 xã, 01 phường, 02 thị trấn).

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyển dụng công chức nói chung và tuyển dụng công chức cấp xã nói riêng: Quảng Ninh là tỉnh có nền kinh tế phát triển, các nội dung trong quản lý nhà nước đều được quan tâm, triển khai, các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được quan tâm, xây dựng tạo sự khác biệt… từ đó thu hút được nguồn nhân lực tham gia dự tuyển vào các vị trí, chức danh công chức tương đối lớn, tạo ra sự cạnh tranh lớn trong đội ngũ tham gia dự tuyển, giúp cơ quan quản lý có cơ hội lựa chọn được ứng viên xuất sắc nhất, đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn trong tuyển dụng công chức, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ tham gia dự tuyển…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 52)