Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 90)

2.3. Đánh giá chung

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Những hạn chế, khó khăn trong tuyển dụng công chức cấp xã tập trung của tỉnh Quảng Ninh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

* Nguyên nhân khách quan

Trong các nguyên nhân khách quan ảnh hướng đến việc tuyển dụng công chức cấp xã tập trung tại tỉnh thì nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống các quy định hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã tập trung chưa đầy đủ, hoàn thiện, cụ thể:

Một là, quy định hiện hành không có quy định về tuyển dụng công chức cấp xã tập trung nên khó trong việc triển khai thực hiện (Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không có quy định cụ thể về tuyển dụng công chức cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định tuyển dụng công chức cấp xã thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện và không quy định cụ thể các bước của quy trình tuyển dụng).

Hai là, quy trình tuyển dụng công chức cấp xã thực hiện theo Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, tại hai văn bản này không quy định chi tiết, cụ thể quy trình, quy chế, nội quy tổ chức thi tuyển, nhiệm vụ của các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng… Do vậy, trong quá trình triển khai cơ quan chuyên môn phải thường xuyên trao đổi, xin ý kiến của cơ quan cấp trên để áp dụng triển khai.

Ba là, quy định pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã quy định về nội dung và hình thức thi tuyển cụ thể nên cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã buộc phải áp dụng theo quy định.

Bốn là, việc quy định người tham gia dự tuyển vào các chức danh công chức phải thi 04 bài thi gây áp lực, tâm lý lo lắng cho người tham gia dự thi; đôi khi ảnh hướng đến hiệu quả, chất lượng làm bài của thí sinh.

* Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả, chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã, một số nguyên nhân chủ quan cụ thể như:

Thứ nhất, việc tuyển dụng công chức cấp xã trong thời gian qua của tỉnh chịu sự chi phối bởi ý chí chủ quan của những người tham gia Hội đồng tuyển dụng, sự can thiệp của các cấp chính quyền nên ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã tập trung của tỉnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ công chức được tuyển dụng.

Thứ hai, Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên một số công chức tham gia Hội đồng chưa thật sự dành thời gian nghiên cứu về các nội dung liên quan; một số thành viên tham gia gia các ban giúp việc của Hội đồng chưa có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nên gây ảnh hướng đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyển dụng. Cụ thể, một số công chức tham gia Ban đề chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm,ra một số câu hỏi quá dài hoặc có nội dung câu hỏi không thể hiện rõ trong tài liệu ôn thi; việc kiểm soát các đề thi do các cá nhân của Ban đề ra chưa thật sự dảm bảo nên một số câu hỏi thi mang nặng tính lý thuyết, dài chủ yếu là chép các quy định của phát luật.

Thứ ba, cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời theo như quy định. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện sau khi đã hoàn thành kỳ tuyển dụng công chức cấp xã do đó một số tồn tại, hạn chế hay vi phạm trong quá trình thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Thứ tư, Tỉnh Quảng Ninh chưa xây dựng chính sách thu hút nhân tài riêng áp dụng trong việc tuyển người có tài năng vào làm việc tại tỉnh mà hiện nay việc tuyển dụng vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Trung ương nên chưa thật sự khuyến khích, thu hút được nguồn công chức từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào làm việc tại tỉnh.

Thứ năm, thực tế đã chứng minh hiện nay một số thí sinh đăng ký tham gia dự tuyển theo nguyện vọng của gia đình hoặc chưa thật sự chuyên tâm, có mục đích rõ ràng khi nộp hồ sơ dự tuyển vào các vị trí theo yêu cầu nên đến ngày tổ chức tuyển dụng không tham gia hoặc tham gia với tâm lý “cho vui” hoặc “thi xem thế nào” gây lãng phí trong tuyển dụng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh miền núi những có điều kiện kinh tế phát triển tương đối mạnh trong 05 năm gần đây, Tỉnh đã có nhiều chỉ đạo, đầu tư để hoàn thiện hệ thống cán bộ, công chức viên chức trong toàn tỉnh trong đó có việc tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã nhằm củng cố, bổ sung số lượng còn thiếu cho chính quyền cấp cơ sở. Vì vậy, Quảng Ninh đã thực hiện việc tuyển dụng theo cách mới, tạo đột phá trong quy trình tuyển dụng công chức.

Tại chương 2 tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng việc tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua; đã chỉ ra những kết quả, ưu điểm nhưng vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục trong thời gian tới như: Cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất về thẩm quyền và quy trình tuyển dụng; việc tuyển dụng công chức cấp xã tập trung tại tỉnh Quảng Ninh chưa triệt để ứng dụng công nghệ thông tin; thành phần hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã còn phức tạp và mang tính hình thức gây tốn kém thời gian, kinh phí; nội dung và hình thức thi hoặc xét tuyển, đề thi tuyển chưa phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng….

Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được, những ưu điểm và các hạn chế, khó khăn của việc tuyển dụng công chức cấp xã, tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của các hạn chế, khó khăn.

Những kết quả phân tích của chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện tuyển dụng công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Ninh tại chương 3.

Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)