Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)

1.4. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại một số địa phƣơng

1.4.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại một số tỉnh

1.4.1.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang

Đối với tỉnh Bắc Giang, việc tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay được thực hiện theo quy định tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 370/2013/QĐ-UBND ngày 30/7/2013.

Quy định về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Giang quy định rõ thẩm quyển trong tổ chức tuyển dụng đối với Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Sở Nội vụ. Theo đó, thẩm

quyền của các cấp được quy định như sau: (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Hàng năm rà soát số biên chế công chức cấp xã được giao, biên chế đang sử dụng, số công chức đến tuổi nghỉ hưu và lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); Khi người trúng tuyển đến nhận việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc theo đúng chức danh trúng tuyển; (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Báo cáo Sở Nội vụ về số lượng, cơ cấu công chức cấp xã cần tuyển hàng năm; Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển; Đề nghị Sở Nội vụ thẩm định các nội dung quy định; Quyết định tuyển dụng công chức đối với người trúng tuyển sau khi có văn bản thẩm định của Sở Nội vụ; Lưu trữ tài liệu có liên quan đến công tác tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định (tại Phòng Nội vụ); (3) Sở Nội vụ: Thẩm định Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của Hội đồng thi tuyển; Thẩm định kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã; Thẩm định đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển; Giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng công chức cấp xã. Như vậy, theo quy định của tỉnh Bắc Giang, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh được phân cấp cho cấp huyện trực tiếp tổ chức thực hiện đảm bảo thực hiện theo đúng quy định chung của tỉnh. Đồng thời, cấp xã thực hiện rà soát số biên chế công chức cấp xã được giao, biên chế đang sử dụng, số công chức đến tuổi nghỉ hưu và lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, tại tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chỉ đạo Ban đề thi tổ chức việc xây dựng bộ đề thi và lựa chọn đề thi. Như vậy, khó đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình tuyển dụng, dễ dẫn đến việc cục bộ, địa phương hoặc cục bộ trong các mối quan hệ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

Tại quy chế ban hành kèm theo quyết định quy định rõ UBND cấp huyện: (1) Xây dựng dự thảo kế hoạch, chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng công chức cấp xã đề nghị Sở Nội vụ thẩm định; (2) Ban hành kế hoạch chính thức sau khi có văn bản đồng ý của Sở Nội vụ; (3) Thông báo kế hoạch, chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng công chức cấp xã; tổ chức thu hồ sơ, phí dự tuyển theo quy định; (4) Căn cứ số lượng thí sinh dự tuyển theo từng chức danh, có văn bản đề nghị Sở Nội vụ cung cấp đề thi và đáp án bài thi; (5) Chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã; (6) Đề nghị Sở Nội vụ thẩm định, công nhận kết quả tuyển dụng; (7) Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm công chức cấp xã theo quy định

Cũng tại quy chế của UBND tỉnh quy định cụ thể thẩm quyền của Sở Nội vụ trong việc tuyển dụng công chức cấp xã: (1) Thẩm định dự thảo kế hoạch, chỉ tiêu, cơ cấu công chức theo chức danh cần tuyển của UBND cấp huyện; ban hành văn bản để UBND cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã khi đã đảm bảo quy định. Thời hạn thẩm định là 05 ngày làm việc; (2) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng đề thi, đáp án các môn thi để giao cho các hội đồng tuyển dụng; (3) Chủ trì, phối hợp với một số cơ quan thanh tra, giám sát quá trình tổ chức các kỳ tuyển dụng của UBND cấp huyện. Chủ trì tổ chức chấm kiểm tra bài thi (chấm xác suất) trước khi công nhận kết quả tuyển dụng của UBND cấp huyện; (4) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan cử công chức có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp tham gia vào các Ban coi

thi, Ban chấm thi được thành lập tại các Hội đồng tuyển dụng của UBND các huyện, thành, thị; (5) Thẩm định, công nhận kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo đề nghị của UBND cấp huyện. Thời hạn thẩm định đối với mỗi đơn vị cấp huyện là 10 ngày làm việc.

Tại quy chế này tỉnh Vĩnh Phúc ban hành đã quy định rõ các thành phần hồ sơ và Sở Nội vụ phát hành hồ sơ để đảm bảo tính thống nhất trong toàn tỉnh. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã đều có sự tham gia của công chức Sở Nội vụ sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng hơn trong quá trình tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng công chức nếu tiến hành đồng thời tại các đơn vị cấp huyện, gây khó khăn cho Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức tham gia thành viên Hội đồng. Đồng thời, việc thu hút người đăng ký tham gia dự tuyển tại các địa phương sẽ gây áp lực lớn đến đơn vị tuyển dụng vì những địa phương nào có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, môi trường làm việc tốt, chính sách thu hút, ưu đãi đối với công chức tốt…thì sẽ thu hút nhiều người đăng ký dự tuyển và ngược lại các đơn vị có điều kiện khó khăn sẽ khó thu hút được người đăng ký dự tuyển, gây lãng phí trong công tác tuyển dụng, đơn vị tuyển dụng không tuyển được người vào làm việc theo nhu cầu.

1.4.1.3. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại thành phố Hải Phòng

Việc tuyển dụng công chức cấp xã tại thành phố Hải Phòng được thực hiện theo Quyết định số 2604/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 218/2017/QĐ-UBND ngày 02/2/2017 và Quyết định số 29/2018/QĐ- UBND ngày 01/10/2018 của UBND thành phố.

Theo đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm: (1) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch đăng ký tuyển dụng công chức cấp xã gửi Ủy

ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung; (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở Nội vụ trong quá trình tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã (từ khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng đến khi tuyển dụng công chức cấp xã) theo Quy chế này và các nội dung khác liên quan; báo cáo kết quả tổ chức tuyển dụng về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; (3) Tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo Quy chế này và các quy định hiện hành.

Đồng thời, trong quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của Sở Nội vụ trong công tác tuyển dụng: (1) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc thực hiện Quy chế này; (2) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn việc tuyển dụng công chức cấp xã; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã theo đúng quy định; (3) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển; (4) Tổng hợp, báo cáo về công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, tại thành phố Hải Phòng cũng quy định rõ “Sở Nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng danh mục tài liệu ôn tập, ngân hàng câu hỏi và quản lý ngân hàng câu hỏi; bàn giao đề thi, đáp án chấm theo nguyên tắc bảo mật cho Hội đồng thi tuyển công chức cấp xã. Kinh phí thực hiện do ngân sách thành phố cấp theo quy định”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại thành phố Hải Phòng được thực hiện theo quy định hiện hành, việc Sở Nội vụ xây dựng danh mục tài liệu ôn tập, ngân hàng câu hỏi và quản lý ngân hàng câu hỏi; bàn giao đề thi, đáp án chấm theo nguyên tắc bảo mật cho Hội đồng thi tuyển công chức cấp xã đảm bảo tính khách quan, thống nhất trong việc tuyển dụng tại các đơn vị cấp huyện. Tuy nhiên, việc thực hiện tuyển dụng được tiến hành tại các địa phương dễ gây tiêu cực tại các mối quan hệ sẽ gây

áp lực lên Hội đồng tuyển dụng. Đồng thời, nếu việc tuyển dụng tiến hành đồng thời tại các đơn vị cấp huyện gây áp lực về việc cử người tham gia giám sát quá trình tuyển dụng, Sở Nội vụ sẽ khó bố trí công chức công tác tại bộ phận chuyên môn tham gia, giám sát quá trình tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)