Những yếu tố bên ngoài của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 30 - 34)

1.4.2.1. Toàn cầu hóa và hội nhập

Trước đây, trong một thời gian dài, người Việt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mình trong quốc gia và các nước xã hội chủ nghĩa. Giờ

đây, trong xu hướng toàn cầu hoá, người Việt Nam xem môi trường hoạt động sống của mình là cả địa cầu với tất cả các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học... khác nhau. Giao tiếp ứng xử không chỉ giới hạn trong hoạt động đối nhân xử thế, mà là mọi lĩnh vực hoạt động phổ biến của con người; nó thoả mãn các nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hôi, văn hoá và đặc biệt là các quan hệ tình cảm, ý chí, nguyện vọng, sự hiểu biết, sự tương trợ lẫn nhau củng tiến bộ. Từ đó, quan niệm của người Việt Nam về giao tiếp ứng xử ngày càng được mở rộng; cả thế giới là một môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác, lao động, học tập. Các phương tiện khoa học - kỹ thuật, công nghệ làm cho toàn cầu hoá tăng lên, trở thành phương tiên hiệu quả cho giao lưu, tiếp biến các giá trị giữa con người với con người không chỉ ở tầm quốc gia mà cả tầm quốc tế.

1.4.2.2. Yếu tố chính trị, kinh tế xã hội và hệ thống pháp luật

Yếu tố chính trị và hệ thống pháp luật là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng lớn đến văn hoá ứng xử, hành vi, thái độ làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức.

Sự ổn định về thể chế chính trị, pháp luật, sự nhất quán về quan điểm chính sách của nhà nước sẽ thu hút và tạo sự nhận định lạc quan của các nhà đầu tư về thị trường. Nền chính trị ổn định được coi là tiền đề quan trọng cho hoạt động của mỗi cơ quan tổ chức. Sự bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thống chính sách cũng duy trì sự ổn định và thúc đẩy sử phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc quy định về đạo đức và văn hoá ứng xử hiện tại cũng được điều chỉnh bằng một số văn bản pháp luật của nhà nước, có thể kể đến

một số văn bản tiêu biểu như: Luật cán bộ, công chức(2008); Luật doanh nghiệp; Quyết định số 03/2007/ QĐ – BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền địa phương. Mặc dù, văn bản quy định cho các cơ quan chính quyền địa phương song nó có ảnh hưởng không nhỏ tới văn hoá ứng xử của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài những quy định chung, viên chức và nười lao động còn chịu ảnh hưởng bởi các quy định của doanh nghiệp.

Hệ thống kinh tế với những chính sách quản lý và điều hành vĩ mô của nhà nước nhằm điều tiết hoạt động của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp là yếu tố có tác động lớn đến hình thành kinh tế của đất nước.

1.4.2.3. Văn hóa truyền thống, vùng miền

Văn hóa ứng xử chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, vùng miền. Mỗi cá nhân trong mỗi tổ chức đều thuộc vào một nền văn hóa khác nhau, bởi họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, được học tập và đào tạo từ nhiều môi trường khác nhau....vì vậy, mỗi một cá nhânh có những nét văn hoá riêng, tạo thành những nét riêng biệt song nó có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá tổ chức. Mỗi mỗi vùng miền khác nhau lại có một văn hóa ứng xử khác nhau nó được hình thành trong mỗi cá nhân trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển của họ. Mặt khác, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử của đất nước, những giá trị văn hoá truyền thống thấm đượm vào từng nếp nghĩ của con người Việt Nam. Các giá trị văn hoá truyền thống cơ bản của dân tộc bao gồm: lòng yêu nước; quý trọng con người; tinh thần đoàn kết; ý thức cộng đồng; lòng dũng cảm...đã tạo nên những giá trị văn hoá con người Việt Nam cả xưa và nay, những đặc trưng này nó có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá ứng xử của cán bộ, viên chức và người lao động tại các cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng có tính tích cực nêu trên, văn hoá truyền thống cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá ứng xử của tổ chức, có thể nêu một số biểu hiện như:

(1) Thói gia trưởng, phong kiến tại các gia đình hoặc vùng miền ảnh hưởng đến việc quyết định các vấn đề của tổ chức, đặc biệt đối với người đứng đầu, gây ức chế lớn đến mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới. Thậm chí, đôi khi cái khoảng cách trong các mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thứ bậc cũng bị xoá nhoà giống kiểu “cha/chú với con cháu”. Nét tính cách này tạo ra phong cách làm việc xa rời quần chúng, xa rời người dân.

(2) Bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm; tư tưởng sợ người khác giỏi hơn mình; tham quyền cố vị; bảo thủ...Sự xung đột giữa văn hoá truyền thống với cơ chế thị trường cũng khắc sâu hơn tư tưởng “Vinh thân, phì gia”, “ một người làm quan, cả họ được nhờ” tìm mọi sơ hở trong chính sách pháp luật để cầu lợi cho bản thân, gia đình. Hoặc cũng có thể là quá coi trọng sách vở, đề cao học vị bằng cấp, lý luận xa rời thực tế, nói hay làm dở.

(3) Tính cả nể “dĩ hoà vi quý”; “hoà cả làng”, “an phận thủ thường” sợ liên luỵ đến bản thân xuất phát từ nếp văn hoá truyền thống cũng làm triệt tiêu sự tích cực, chủ động trong công việc.

Tiểu kết chương 1

Tại chương 1, tác giả đã đi vào trình bày những nội dung cơ bản nhất liện quan đến văn hoá và văn hoá ứng xử, cụ thể đi từ khái niệm cơ bản về văn hoá, chức năng và vai trò của văn hoá, các yếu tố cấu thành văn hoá; Khái niệm văn hoá ứng xử; Vai trò văn hoá ứng xử trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử trong tổ chức. Đây là những nội dung lý thuyết cơ bản nhất được tác giả nghiên cứu làm cơ sở cho việc triển khai nội dung của các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)